TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoaṭđộng vào năm 2000 với việc vận hành sàn giao dicḥ chứng khoán TP .HCM vào ngày 20/7/2000 và sàn giao dicḥ chứng khoán Hà Nội vào ngày 08/3/2005 (trước đó các sàn giao dị ch chứng khoán
hoạt động với mô hình là các T TGDCK). Đến nay, sau 13 năm đi vào hoạt động và phát triển dưạ trên các mucc̣ tiêu đềra trong Chi ến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020 và Chiến lươcc̣ phát triển thị trường vốn năm 2013 và tầm nhìn 2020. Khung pháp lý và thể chế chính sách cũng vì thế mà được hoàn thiện dần, tạo dựng được hàng lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của TTCK nói chung và sự phát triển của các QĐTCK nói riêng.
̂
Kểtư khi đuơcc̣ Quốc họi ban hành n gày 29/6/2006 và có hiẹu lưcc̣ thi hành kể ̛ ̛
tư ngày 01/ 01/2007, Luạt Chưng khoán đã taọ lạp đuơcc̣ khuôn khổpháp lý cao ̂ ̂ ,
̛ ́ ̛
̂ ̂ ; tưng buơc loaịbo nhưng mâu
đồng bọ và thống n hất cho hoaṭđọng cua TTCK
̉ ̛ ̉ ̃
thuâñ, xung đột vơi các văn ban pháp luật khác có liên quan (vềco ban thống nhất
́ ̉ ̉
̂ ̂ ̂ ̂
vơi Luạt Doanh nghiẹp và Luạt Đầu tu ); phù hơpc̣ hon vơi luạt pháp , thông lẹ quốc
́ ̛ ̛ ́
tế, tạo nền tảng cho TTCK Việt hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực ; tăng cường tính công khai minh bacḥ cho thi trựờng và nâng cao khảnăng quản lý giám sát thi trựờng của cơ quan Quản lý Nhà nước.
Năm 2013 dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tác động rất mạnh đến sự phát triển ổn định của TTCK nhưng TTCK Việt Nam vẫn được các tổ chức xếp hạng trên thế giới đánh giá tăng trưởng khá. Năm 2013 là năm đáng ghi nhận trong việc hoàn thiện khung pháp lý, thể chế chính sách khi được đánh giá là năm có số lượng văn bản ban hành khá lớn trong 13 năm hoạt động của thị trường. Bên cạnh Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung Luật Chứng khoán, đã có rất nhiều văn bản mới, lần đầu được ban hành. Ngoài Thông tư 183/2011/TT-BTC, UBCKNN đã hoàn tất việc xây dựng xây dựng khung pháp lý để đa dạng hóa và phát triển sản phẩm ngành quỹ, giúp ngành quỹ có đầy đủ các sản phẩm mới và hiện đại theo thông lệ quốc tế: Thông tư 227/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động của Công ty ĐTCK; Thông tư 228/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập quỹ bất động sản; Thông tư 229/2012/TT-BTC hướng dẫn và thành lập quỹ ETF. Văn bản hướng dẫn thành lập và quản lý đóng, quỹ thành viên (Thông tư 224/2012/TT-BTC) cũng đã được ban hành nhằm tạo cơ chế linh hoạt hơn cho các QĐT và các CTQLQ trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng
dịch vụ, bảo vệ quyền lợi cho NĐT. Các văn bản này là cơ sở quan trọng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư tập thể, đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư, từng bước xây dựng và phát triển hệ thống NĐT tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK Việt Nam.
Một tín hiệu đáng khích lệ là trong 6 tháng đầu năm 2013, UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 4 quỹ mở và đang tiếp tục thẩm định cấp phép cho 5 quỹ mở khác. Và tính đến thời điểm cuối năm 2013, TTCK Việt Nam chính thức chào đón 7 quỹ mở ra đời. Sự ra đời của các quỹ mở, quỹ ETF, QĐT bất động sản, công ty ĐTCK…tạo tiền đề cho việc hình thành các sản phẩm mới trong năm 2014.
Môi trường pháp lý về đầu tư đã có những cải cách đáng kể nhằm tạo một hành lang pháp lý thông thoáng cho NĐT trong và ngoài nước, đồng thời dần dần tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế.
Sau thời gian dài nghiên cứu, giữa tháng 11/2013, UBCK đã hoàn tất nội dung dự thảo quy định về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các doanh nghiệp đại chúng trên TTCK để trình lên Thủ tướng. Đến giữa tháng 12/2013, trong một cuộc họp giữa Bộ Tài chính và UBCK, Bộ Tài chính cho biết cũng đồng nhất quan điểm với UBCK về nới room. Trong nội dung dự thảo mới này, UBCK kiến nghị cho phép NĐTNN sở hữu tối đa 60% cổ phần có quyền biểu quyết tại doanh nghiệp niêm yết (không thuộc lĩnh vực đặc thù) và không phân biệt NĐT chiến lược nước ngoài. Bên cạnh đó, UBCK cũng đề nghị cho phép doanh nghiệp phát hành cổ phần không có quyền biểu quyết, đối với loại cổ phần này thì khối ngoại có thể mua tùy theo nhu cầu.
Ngoài ra, dự thảo mới cũng đề cập đến việc cho phép tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài mua CTCK đến 100% vốn điều lệ, tức là được phép sở hữu trên 49% và dưới 100% vốn (trước đây chỉ tối đa 49% hay vừa đúng 100% vốn điều lệ). Về CCQ, khối ngoại cũng được phép nắm giữ đến 100% và quy định này được áp dụng cho không chỉ riêng quỹ đóng mà còn mở rộng đối với quỹ mở, quỹ ETF…
Với môi trường pháp lý có nhiều cải thiện sẽ tạo điều kiện cho nhiều NĐT, nhất là NĐTNN yên tâm hơn về hành lang pháp lý khi đầu tư vào Việt Nam thông qua thành lập QĐT tại Việt Nam.
Xét thấy các quy định pháp lý đã cho phép quỹ đóng hiện nay được chuyển đổi sang quỹ mở; đây được xem là một hướng đi hứa hẹn cho các quỹ sắp hết thời hạn hoạt động và trong bối cảnh mức chiết khấu của CCQ (mức chênh lệch giữa giá các CCQ và giá trị tài sản ròng của CCQ) đang khá cao. Thông tư 183/2011/TT- BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở được Bộ Tài chính ban hành cuối năm 2011 đã đánh dấu một bước phát triển của ngành quỹ và được đánh giá cao ở nhiều khía cạnh. Trong lĩnh vực tài chính chứng khoán, động thái này đã từng bước mở ra cơ hội cho sự ra đời của các QĐT chỉ số (ETFs) trong tương lai gần, góp phần thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển ổn định cả về lượng lẫn chất. Hiện tại ở Việt Nam đang có 2 quỹ ETF, gồm: Market Vectors Vietnam ETF, có tài sản 340 triệu USD (do Vaneck quản lý) và FTSE Vietnam Index ETF có tài sản 321 triệu USD (do Deutsche Bank quản lý). Mới đây, Ishare (một trong 3 đơn vị quản lý ETFs lớn nhất thế giới) đã có thông báo đang thành lập 1 quỹ ETF để đầu tư vào TTCK Việt Nam.
Ngày 18/4/2013, UBCK đã cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đại chúng cho QĐT năng động Việt Nam (Quỹ VFMVFA). Quỹ này thuộc loại hình quỹ mở do Công ty Cổ phần Quản lý QĐT Việt Nam quản lý và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) giám sát. Quỹ có vốn điều lệ hơn 240,4 tỉ đồng. Mệnh giá CCQ 10.000 đồng/CCQ. Đây là loại hình quỹ mở dành cho chứng khoán đầu tiên được cấp phép. Điểm tựa pháp lý cho hoạt động của quỹ mở là Thông tư 183/2011/TT-BTC (Thông tư hướng dẫn cụ thể và chi tiết về thành lập quỹ mở, quy định tần suất giao dịch tối thiểu cho CTQLQ là 2 lần/tháng).
Sự ra đời của QĐT dạng mở đã thu hút được sự quan tâm của không ít NĐT. Rõ ràng trong bối cảnh thị trường hiện tại, CCQ niêm yết không chỉ phù hợp với những NĐT có chiến lược đầu tư dài hạn mà ngay cả với các NĐT ngắn hạn. QĐT dạng mở đang trở nên hấp dẫn khi giải quyết được những vấn đề khó khăn đối với
giá. Bởi với quỹ mở, mỗi khi có thêm tiền được đầu tư vào quỹ, lại có một lượng cổ phiếu tương ứng được tạo ra phù hợp với giá cổ phiếu hiện hành. Ngược lại, mỗi khi một lượng cổ phiếu nhất định được quỹ mua lại thì một lượng tài sản tương ứng cũng được bán ra. Theo cách thức này, không bao giờ có dư cung hay cầu đối với cổ phiếu QĐT mở và chúng luôn phản ánh đúng giá trị của các tài sản gốc. Giá cổ phiếu quỹ hay NAV đều được tính toán bằng cách chia tổng tài sản của quỹ sau khi đã trừ đi các khoản nợ cho số cổ phiếu đang lưu hành.
Dự báo động thái trên của Bộ Tài chính và lộ trình tái cấu trúc TTCK cho thấy tới đây cơ quan này sẽ có nhiều biện pháp tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để các QĐT đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam.
Ngoài ra, SGDCK Hà Nội đã hoàn thiện dự thảo Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng chỉ quỹ ETF để trình UBCK và Bộ Tài chính trong quý IV/2013, đặc biệt SGDCK đã hoàn thành việc nghiên cứu ứng dụng, triển khai xây dựng hệ thống giao dịch, giám sát giao dịch, tổ chức thông tin thị trường với loại hình quỹ ETF và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý I/2014.
Về chính sách thu hút đầu tu . Các QĐT nuơc ngoài luôn hướng đến TTCK
̛ ̛ ́
và mong muốn đầu tu vào các cổphiếu niêm yết hoặc sắp đuơcc̣ niêm yết vì chất
̛ ̛
lượng và tính thanh khoản cao của thị trường này . Quá trình đầu tưgián tiếp này
̂ ̂ tư
còn giúp ho c̣tiết kiẹm đuơcc̣ thơi gian nghiên cưu co họi và giam thiểu chi phí đầu
̛ ̛ ́ ̛ ̉
̂
so vơi đầu tu trưcc̣ tiếp trong khi vâñ đóng góp đuơcc̣ vốn và kinh nghiẹm quan tri
́ ̛ ̛ ̉
cho các doanh nghiệp đầu tu . Các nhà quan lý đang dần hoàn thiện , cải cách chính
̛ ̉
sách thông thoáng đểthu hút nguồn vốn đầu tu gián tiếp này nhung vâñ chua thật
̛ ̛ ̛
sư c̣triệt để(tại Thông tư số 213/2012/TT-BTC ngày 06/12 hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam; Quyết định số 2867/2013/QĐ-BTC ngày 21/11 về công bố thủ tục hành chính về văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; Thông tư số 91/2013/TT-BTC ngày 28/6 hướng dẫn
chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam). Thực tế, NĐT nước ngoài còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn :
Các quy định pháp lý nước ta chưa có những qui định rõ ràng cho các QĐT nước ngoài (chẳng hạn như qui định về tỉ lệ vốn) dẫn đến quá trình đầu tư vào các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Thủ tục xin phép đầu tư vào chứng khoán còn phức tạp và mất nhiều thời gian, thông thường để tham gia mua cổ phần phải mất từ 3 đến 6 tháng để thẩm định dự án nhưng cần 6 đến 12 tháng để nhận được giấy phép.
Chưa có qui định điều chỉnh cho mọi cá nhân và tổ chức phải tuân theo. Có nhiều cá nhân và tổ chức ở Hà Nội cũng như ở thành phố Hồ Chí Minh tự phát kinh doanh bất động sản và mua bán chứng khoán.
Do số công ty Cổ phần và công ty Cổ phần hoá chưa nhiều nên phạm vi đầu tư còn hạn chế, mặt khác số công ty được niêm yết còn ít nên các quỹ gặp nhiều khó khăn trong tháo lui vốn khi chuyển nhượng bị giảm giá trị .
Bên cạnh đó, một trong những chính sách ít được thúc đẩy nhất là chính sách thuế trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy đầu tháng 9 vừa qua, Bộ Tài chính có công bố dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 ngày 22/11 để lấy ý kiến công chúng nhưng nội dung dự thảo rất ít đề cập đến thuế chứng khoán. Chính sách thuế trong lĩnh vực chứng khoán, nhiều thành viên thị trường phản ánh rằng Luật thuế thu nhập cá nhân hiệu lực từ ngày 1/7/2013 không có hướng dẫn cách tính thuế với các khoản chuyển nhượng chứng khoán của các doanh nghiệp không đại chúng nên cơ quan thuế thường áp mức 25% trên thu nhập chịu thuế. Đối với các QĐT nước ngoài, việc tính thuế như trên gây bất lợi bởi họ không được trừ nhiều chi phí thực tế phát sinh khiến cho mức thuế phải đóng cao hơn 25% rất nhiều. Điều này gây ra một hệ quả là khoản vốn đầu tư vào các công ty không đại chúng từ các QĐT nước ngoài bị giảm sút (tại Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21/6 của Quốc hội về việc ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức cá nhân; Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày
27/6 của Quốc hội quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân).
Chính vì vậy, nhiều thành viên thị trường kiến nghị cần có chính sách ưu đãi thuế cho QĐT (nhất là các quỹ bất động sản, quỹ ETF, quỹ mở..). Tuy nhiên, việc này dường như bị phớt lờ khi dự thảo mới không nhắc đến.
Đối với quỹ đóng
Quỹ đóng là hình thức quỹ phát hành CCQ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/CCQĐT khi NĐT có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các CCQ sẽ được niêm yết trên TTCK. Các NĐT có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn đầu tư của mình thông qua TTCK thứ cấp. CCQ có thể được giao dịch thấp hoặc cao hơn giá trị tài sản ròng của quỹ.
Theo quy định của Thông tư 224/2012/TT-BTC, trong thời hạn 10 ngày sau khi hoàn thành đợt chào bán hoặc giấy chứng nhận đăng ký chào bán hết hiệu lực, CTQLQ phải gửi UBCKNN hồ sơ đăng ký thành lập quỹ gồm: giấy đăng ký thành lập quỹ, báo cáo kết quả đợt chào bán kèm theo văn bản xác nhận của NHGS về số vốn huy động được trong đợt chào bán và số lượng NĐT thanh toán cho đợt chào bán. Nếu phát hành thêm CCQ để tăng vốn thì trong thời hạn 5 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành; CTQLQ phải đề nghị UBCKNN điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ, hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ. Hồ sơ đăng ký thành lập quỹ, hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ được lập thành 01 bộ gốc kèm theo tệp dữ liệu điện tử gửi đến UBCKNN. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, UBCKNN cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ hoặc điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ. Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận UBCKNN phải có trả lời cụ thể bằng văn bản [13].
Thông tư 224/2012/TT-BTC quy định quỹ đóng được phép đầu tư vào các loại tài sản sau đây tại Việt Nam: tiền gửi tại các NHTM theo quy định của pháp
luật; công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá trị, công cụ chuyển nhượng theo quy định trong lĩnh vực ngân hàng; TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên SGDCK của Việt Nam; cổ phiếu chưa niêm yết, cổ phiếu chưa đăng ký giao dịch của công ty đại chúng; trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; cổ phiếu của công ty Cổ phần, phần vốn góp tại công ty Trách nhiệm hữu hạn...[13].
Tuy nhiên, cơ cấu DMĐT của quỹ phải phù hợp với các quy định tại Điều lệ quỹ và phải bảo đảm: không đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, ngoại trừ TPCP; không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các loại chứng khoán và các tài sản (nếu có) được phát hành bởi cùng một tổ chức, ngoại trừ TPCP; không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ vào các tài sản quy định; không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ vào bất động sản và các tài sản tài chính.
Ngoài ra, không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ để cho vay, bảo lãnh cho các khoản vay, trừ trường hợp đầu tư tiền gửi theo quy định; không được sử