X Đừng bị lạc lối bởi những sự so sánh với quá khứ.
ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC MỤC TIÊU ĐẶT RA
80. Hãy đào sâu những câu hỏi để tìm ra câu trả lời – cả những câu trả lời rõ ràng nhất cũng có thể không chính xác.
Phân tích khách quan và đề ra phương pháp thực hiện các mục tiêu là yếu tố thiết yếu dẫn tới thành công. Nhưng tình hình có thể thay đổi. Bạn phải luôn sẵn sàng để đánh giá lại và điều chỉnh các mục tiêu khi cần thiết. Hãy sử dụng quá trình đánh giá để tìm ra các phương pháp nhằm thực hiện các hành động mang tính quyết định.
ĐẶT CÂU HỎI
81. Hãy nghiêm túc ghi nhận những ý kiến chống đối cho tới khi chứng minh được là chúng sai lầm.
82. Huấn luyện cho mọi người các phương pháp đánh giá hợp lý.
Khi đánh giá các mục tiêu tương lai, bạn hãy phân tích chúng một cách cẩn thận. Đừng bao giờ xem bất cứ điều gì là đương nhiên. Nói một cách khác, hãy luôn đặt ra các câu hỏi cho tới khi bạn thỏa mãn và tìm ra toàn bộ sự thật. Những từ quan trọng nhất trong vốn từ của bạn phải là “Tại sao?”; “Cái gì?”; “Như thế nào?”; “Ai?”; “Và khi nào?”. Những câu hỏi “Tại sao?” sẽ dẫn tới những câu hỏi như: “Có thể làm được những gì?”; “Làm thế nào để có thể thực hiện những điều đó?”; “Ai sẽ tiến hành công việc này?”; “Khi nào thì việc đó diễn ra?”. Ở mỗi giai đoạn sẽ có thêm nhiều câu hỏi được đặt ra và bạn đừng bao giờ để các câu trả lời lơ lửng trong không khí.
SỬ DỤNG CÁC CÂU TRẢ LỜI
83. Hãy cố tập trung để bắt tay vào hành động càng sớm càng tốt.
84. Đặt ra thời hạn thảo luận nhưng hãy linh hoạt nếu thấy thời hạn đó không thích hợp. Cụm từ “tê liệt vì phân tích” dùng để ám chỉ các công ty bỏ ra nhiều năm, nhiều tháng nghiền ngẫm các báo cáo và con số rắc rối để rồi không hề có một hành động nào tiếp theo. Sau khi đã quyết định về những mục tiêu của mình nhưng cảm thấy khó khăn trong việc thực hiện, bạn hãy tự đặt câu hỏi: “Tại sao?”. Có thể những nỗ lực cần thiết của bạn đang bị ức chế, hoặc bạn biết rằng một khi bắt tay vào thực hiện, thì đó sẽ là một quá trình rất khó khăn và chưa chắc đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, sự sợ hãi mắc phải sai lầm với những hậu quả tồi tệ sẽ xuất hiện và ngăn trở bạn. Hãy cố gằng bằng mọi cách để đạt được một “điểm thất bại an toàn” sao cho điều tồi tệ nhất xảy ra thì tình hình cũng vẫn có thể chấp nhận được. Nếu bạn đã có câu trả lời cho các câu hỏi: “Cái gì?” và “Như thế nào?”, thì hãy đảm bảo bạn sẽ thực hiện chúng để đạt được mục tiêu.
HÀNH ĐỘNG
Khi hành động để đạt được mục đích, tức bạn đang đứng trước hai sự chọn lựa. Một là kiên quyết đi theo con đường đã chọn bất kể điều gì xảy ra. Hai là hãy xem xét các kết quả và điều chỉnh kế hoạch, kể cả những điều chỉnh rất lớn khi cần thiết, để tăng khả năng thành công. Cách thứ nhất đôi khi tỏ ra có hiệu quả, nhưng xác suất dẫn tới thảm họa khá lớn. Cách thứ hai hàm chứa rủi ro vì bằng cách chấp nhận rút lui trước khó khăn, bạn đã bỏ lại mục tiêu ban đầu trong khi đáng ra đã có thể đạt được. Phương pháp tiếp cận tốt nhất là sự kết hợp cả hai sự lựa chọn trên. Chừng nào mục tiêu vẫn còn có ý nghĩa, hãy tập trung và nỗ lực để đạt được mục tiêu.
Lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, bạn có thể tiếp thu được một số ý kiến để điều chỉnh các bước hoạt động của mình nhằm tăng khả năng thành công