Tỷ lệ sống và ra hoa của các giống mai trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu 1.Luan an NCS Bui Huu Chung (Trang 83 - 85)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

3.1.3. Tỷ lệ sống và ra hoa của các giống mai trong nghiên cứu

Cây mai được đánh chuyển từ đất vào trồng chậu nên cần có thời gian thích nghi, vì thế việc đánh giá tỷ lệ sống sau khi trồng, thời gian từ trồng đến ra nụ, ra hoa là các chỉ tiêu rất cần thiết, có mối quan hệ chặt chẽ đến năng suất, chất lượng hoa. Các kết quả được trình bày ở bảng 3.13.

Các giống mai đều có tỷ lệ sống cao trên 80 %, trong đó MV1 (Mai vàng Yên Tử) có tỷ lệ sống cao nhất là 85,3 % và thấp nhất là MV8 (Mai Quắn) 81,1 %. Ngoài ra các giống khác cũng có tỷ lệ sống tương đương nhau như MV4 (Mai Sẻ) 81,3 %, MV10 (Mai Trâu) 81,3 %, còn MV3 (Mai Cam) 82,2 % và MV6 (Mai Giảo) 82,2 %. Tỷ lệ sống cao sẽ giảm được chi phí về giống, công chăm sóc và làm tăng giá trị kinh tế trên diện tích trồng.

Thời gian trồng (tính từ thời điểm đánh chuyển cây mai từ đất vào trồng trong chậu) đến ra nụ 50 % rất quan trọng, căn cứ vào thời gian này để có biện pháp chăm sóc, xử lý cho ra hoa vào dịp mong muốn. Thời gian này các giống cách nhau 7 ngày, trong đó MV1 (Mai vàng Yên Tử) có thời gian từ trồng đến ra nụ 50 % ngắn nhất 330 ngày và dài nhất là MV4 (Mai Sẻ) 337 ngày.

Các giống mai trồng trong điều kiện tự nhiên tại Hà Nội không tác động các biện pháp thì thường nở hoa vào sau tết. Thời gian từ trồng đến ra hoa 10 % dao động từ 370 - 380 ngày, ngắn nhất vẫn là MV1 (Mai vàng Yên Tử)

370 ngày và dài nhất là MV10 (Mai Trâu) 380 ngày, các giống còn lại nở hoa chênh nhau từ 1 - 10 ngày.

Bảng 3.13. Tỷ lệ sống và thời gian ra hoa của các giống mai tại Gia Lâm - Hà Nội, 2016 - 2017

Tỷ lệ TG từ TG từ Thời gian ra

sống trồng đến trồng đến Ngày hoa 10% so

Tên giống sau ra nụ ra hoa ra hoa với tết

hiệu

trồng 50% 10% 10% Nguyên Đán

(%) (ngày) (ngày) (ngày)

MV1 Mai vàng Yên Tử 85,3 330±1 370±1 11/2 -15 MV2 Mai Huế 83,2 335±2 376±2 17/2 -21 MV3 Mai Cam 82,2 336±1 378± 1 19/2 -23 MV4 Mai Sẻ 81,3 337±2 379±2 20/2 -24 MV5 Mai vàng năm 82,4 333±1 377±2 18/2 -22 cánh tròn MV6 Mai Giảo 82,2 336±2 378±1 19/2 -23 MV7 Mai Vĩnh Hảo 83,0 332±1 375±2 16/2 -20 MV8 Mai Quắn 81,1 334±1 378±2 19/2 -23 MV9 Mai Kem 82,2 334±2 377±1 18/2 -22 MV10 Mai Trâu 81,3 336±1 380±1 21/2 -25

Ghi chú: - ra hoa sau tết Nguyên đán

Theo dõi ngày ra hoa của các giống trong nghiên cứu kết quả bảng 3.13 cho thấy các giống mai nở hoa 10 % tập trung từ 11/2 - 21/2 và tất cả các giống đều ra hoa vào sau tết Nguyên đán từ 15 - 25 ngày. Trong đó MV1 (Mai vàng Yên Tử) có thời gian ra hoa muộn sau tết 15 ngày và MV10 (Mai Trâu) sau 25 ngày. Các giống còn lại từ 20 - 24 ngày, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến giá trị kinh tế của giống. Do vậy, để điều chỉnh cho mai nở vào dịp tết cần xác định các biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động vào giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây để có thể điều khiển cây ra hoa.

Một phần của tài liệu 1.Luan an NCS Bui Huu Chung (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w