Các kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu 1.Luan an NCS Bui Huu Chung (Trang 47 - 50)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

1.6. Các kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu

bón phân, chăm sóc, xử lý ra hoa... đã đáp ứng cơ bản yêu cầu sản xuất cây mai trên thế giới và trong nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước mới chỉ tập trung cho cây mai ở khu vực phía Nam, còn ở phía Bắc các nghiên cứu này còn rất hạn chế.

Cây mai nói chung và cây mai vàng Yên Tử nói riêng là loài hoa có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển rộng ở khu vực phía Bắc và đặc biệt tại Hà Nội. Việc sản xuất cây mai có những thuận lợi như thị trường ưa thích, lượng tiêu dùng lớn, mang lại thu nhập cao cho người trồng, nhưng yêu cầu khắt khe phải ra hoa vào dịp tết. Chính vì vậy, nếu trồng mai ở phía Nam thì tương đối thuận lợi vì có số giờ nắng cao 2.300 - 2.500 giờ, nhiệt độ trung bình 26 - 28 0C và khá ổn định từ đầu năm đến cuối năm, nên thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển.

Ở phía Bắc sự ra hoa của cây mai gặp nhiều khó khăn hơn do số giờ nắng ít, khoảng 1.500 giờ lại chủ yếu tập trung vào mùa hè, nhiệt độ trung bình từ 23 -24 0C, thấp hơn phía Nam và trải ra không đồng đều, những tháng mùa đông nhiệt độ trung bình 16 - 18 0C, còn mùa hè trên 30 0C, nhiệt độ chênh lệch lớn đã ảnh hưởng đến sinh trường phát triển của cây mai. (Tổ chức khí tượngthế giới, BBC Weather, 2016).

Vào cuối năm, thời tiết lạnh, có những thời điểm nhiệt độ dưới 10 0C và kèm gió mùa đông bắc đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nụ hoa, nên ở điều kiện khí hậu Hà Nội nếu để tự nhiên cây mai sẽ ra hoa vào sau tết Nguyên đán.

Do vậy, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước là cơ sở cho đề tài tham khảo và kế thừa từ đó đưa ra các nghiên cứu tiếp theo một cách toàn diện và phù hợp cho cây mai tại Hà Nội. Để giải quyết những hạn chế nêu trên, tạo điều kiện thuận lợi cho cây mai sinh trưởng tốt, ra hoa chất lượng cao vào đúng dịp lễ tết thì những vấn đề mà đề tài cần giải quyết đó là nghiên cứu được đặc điểm nông sinh học của cây mai vàng Yên Tử và một số giống mai khác đang trồng tại Hà Nội,

xác định được thời điểm phân hóa mầm hoa để làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật như giá thể, cắt tỉa, bón phân, sử dụng chất kích thích sinh trưởng, cũng như chế độ nhiệt phù hợp trong điều kiện Hà Nội để cây ra hoa vào đúng dịp tết Nguyên Đán, mang lại thu nhập cao cho người trồng cũng như đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

CHƯƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 1.Luan an NCS Bui Huu Chung (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w