Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng, phát triển của ma

Một phần của tài liệu 1.Luan an NCS Bui Huu Chung (Trang 101 - 108)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng, phát triển của ma

Từ trồng đến khi cây mai ra hoa, hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu, cành sâu bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng ra hoa của giống.

Cành yếu bị che khuất sẽ không có hoa, cành khỏe sinh trưởng quá mạnh, bộ tán cây không cân đối, sẽ ảnh hưởng đến giá trị cây mai. Mặt khác, mai được trồng với mục đích để trang trí làm cảnh nên trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên cắt tỉa cành lá để cây sinh trưởng phát triển tốt, vừa có những cành nhánh theo ý muốn để tạo dáng thế, vừa làm tăng giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế cho cây mai (Đặng Văn Đông và cs., 2015).

3.2.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá của cây mai vàng Yên Tử

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình trạng sinh trưởng, khả năng phân cành, tiếp nhận ánh sáng và liên quan đến sự ra hoa của cây (Nguyễn Thị Hải và cs., 2017). Việc cắt tỉa cho mai thường tiến hành sau khi trồng 1-2 tháng, để thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển.

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều cao cây mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.20.

Số liệu ở bảng 3.20 cho thấy, chiều cao cây của mai vàng Yên Tử đều có xu hướng tăng ở các thời điểm theo dõi, chiều cao cây sau trồng từ 5/4 - 5/6 ở CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) là 99,3 - 104,2 cm, CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) là 99,1 - 102,3 cm, CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) là 99,1 - 102,5 cm, còn CT1 (Đối chứng) cho chiều cao thấp nhất 98,9 - 102,1 cm.

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều cao cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019

ĐVT: cm

CTTN Thời gian theo dõi

5/3 5/4 5/6 5/8 5/11

CT1 96,7 98,9 102,1 104,5 112,8

CT2 95,8 99,3 104,2 108,8 115,8

CT3 96,7 99,1 102,3 106,7 113,9

CT4 96,6 99,1 102,5 106,8 113,8

Ghi chú: CT1: Không cắt tỉa (Đối chứng)

CT2: Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng. CT3: Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng.

CT4: Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1.

Tại thời điểm 5/8, CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) có động thái tăng trưởng chiều cao lớn nhất 108,8 cm, tăng so với thời điểm ban đầu 13 cm và cao so với CT1 (Không cắt tỉa) là 4,3 cm, trong khi đó CT1 (Không cắt tỉa) chỉ tăng so với ban đầu là 7,8 cm. CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) tăng 10 cm, là CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) là 10,2 cm.

Ở thời điểm 5/11, cây lúc này hầu như đã ngừng sinh trưởng và chuyển sang phát triển nụ, cao nhất vẫn là CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5

tháng) 115,8 cm, tiếp đến CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) 113,9 cm, CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) 113,8 cm, và thấp nhất CT1 (Đối chứng) 112,8 cm, cho thấy các công thức cắt tỉa cho sinh trưởng tốt hơn so với công thức đối chứng (không cắt tỉa). Vì vậy trong quá trình cây sinh trưởng phát triển, việc cắt tỉa cho mai là biện pháp phải thực hiện.

Với một số loại cây cảnh, đặc biệt là cây mai, thân càng to sẽ càng có giá trị, nên việc làm tăng đường kính thân là cần thiết. Theo Hồ Thị Cẩm Nguyên và cs. (2019), những cây cảnh có đường kính được đánh giá là những cây có giá trị lịch sử cao, gắn liền với sự phát triển của một vùng. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ cắt tỉa đến động thái tăng trưởng đường kính thân ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.21.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái tăng trưởng đường kính thân của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

ĐVT: cm

CTTN Thời gian theo dõi

5/3 5/4 5/6 5/8 5/11 CT1 3,50 3,61 3,74 3,93 4,22 CT2 3,47 3,62 3,95 4,37 5,21 CT3 3,49 3,60 3,75 3,97 4,41 CT4 3,48 3,61 3,76 3,98 4,43 CV% 10,5 11 LSD0,05 0,04 0,09

Ghi chú: CT1: Không cắt tỉa (Đối chứng);

CT2: Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng; CT3: Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng;

CT4: Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1.

Thời gian từ 5/3-5/6 theo dõi sự tăng trưởng của đường kính thân cho thấy các công thức đều có sự chênh lệch. CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục

trong 5 tháng) từ 3,47 cm ban đầu lên đến 3,95 cm ở thời điểm 5/6, tăng 0,48 cm. CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) cũng tăng 0,26cm, CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) 0,28 cm và CT1 (Không cắt tỉa) chỉ tăng 0,24 cm so với ban đầu.

Tại thời điểm 5/8 cho thấy CT1 (Không cắt tỉa) thấp nhất 3,93 cm, tiếp đến CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) 3,97 cm, CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) 3,98 cm và cuối cùng CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) cho đường kính thân cao nhất là 4,37 cm.

Ở thời điểm 5/11 đường kính thân đạt cao nhất vẫn là CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) là 5,21 cm, tiếp đến CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) 4,43 cm, CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) 4,41 cm và cuối cùng

CT1 (Không cắt tỉa) là 4,22 cm.

Như vậy, biện pháp cắt tỉa khác nhau đã cho chỉ tiêu về đường kính thân khác nhau. Trong đó CT2(cắt tỉa 1 tháng 1 lần liên tục trong 5 tháng) cho đường kính thân lớn nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê với CT1 (Đối chứng), CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) và CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) ở mức 95%.

Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái ra lá được trình bày ở bảng 3.22 cho thấy, để cây mai phát triển cân đối phụ thuộc nhiều vào việc cắt tỉa cành, lá. Trong thời gian sinh trưởng, nếu bộ lá trên cây phân bố đồng đều trên cây sẽ tạo điều kiện cho cây quang hợp, dễ chăm sóc và phòng trừ được sâu bệnh.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp cắt tỉa đến động thái ra lá của mai vàng Yên Tử cho thấy, các công thức cắt tỉa đều có tác động tốt đến động thái ra lá của cây.

Tuy nhiên công thức cắt tỉa khác nhau sẽ cho số lá khác nhau, từ 5/3 đến 5/4 và 5/6 số lá ở các công thức đều tăng, trong đó CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) tăng nhiều nhất từ 7,0 lá lên 13.2 lá và 24,8 lá

sau 90 ngày trồng, CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) cũng từ 7,2 lên 12,5 lá và 21,0 lá, CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) từ 7,1 lên 12,4 lá và đến 21,8 lá, tăng ít nhất là công thức đối chứng CT1 (Không cắt tỉa) 7,1 lên 12,1 lá và 20,2 lá.

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến động thái ra lá của cây mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 – 2019

ĐVT: lá

CTTN Thời gian theo dõi

05/03 05/04 05/06 05/08 05/11 CT1 7,1 12,1 20,2 26,5 28,7 CT2 7,0 13,2 24,8 31,5 35,8 CT3 7,2 12,5 21,0 27,5 30,6 CT4 7,1 12,4 21,8 27,6 31,7 CV% 11,2 9,5 LSD0,05 3,0 3,5

Ghi chú: CT1: Không cắt tỉa (Đối chứng);

CT2: Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng; CT3: Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng;

CT4: Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1.

Tương tự như vậy từ 5/6 đến 5/8 số lá/cành ở các công thức thí nghiệm cho thấy vẫn tăng dần, thấp nhất là CT1 (Không cắt tỉa) từ 20,2 - 26,5 lá, tiếp theo CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) từ 21,0 - 27,5 lá, CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) từ 21,8 - 27,6 lá, và cao nhất là CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) từ 24,8 - 31,5 lá.

Tại thời điểm 5/11, CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) cho số lá đạt cao nhất là 35,8 lá, trong khi đó CT1 (không cắt tỉa) là thấp nhất 28,7 lá cho thấy CT2 cao hơn CT1 đối chứng 7,1 lá.

Cùng thời điểm này CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) 30,6 lá và CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) là 31,7 lá và cũng cho số lá cao hơn CT1 (Đối chứng) từ 1,9 - 3,0 lá. Việc cắt tỉa đã loại bỏ các cành yếu, lá già và lá sâu bệnh tạo điều kiện thông thoáng để cho cây có sức bật mầm tốt nhất.

CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) sai khác có ý nghĩa thống kế 95% so với các công thức CT1 (Đối chứng), CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng), CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1), như vậy việc cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng là biện pháp tốt nhất đã kích thích chồi và lá sinh trưởng, làm cho tán cây phát triển đồng đều, thuận lợi cho bộ lá quang hợp tối đa, tích lũy dinh dưỡng cho cây.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa và chất lượng hoa mai vàng Yên Tử

Số nụ, đường kính hoa, độ bền, màu sắc, mùi thơm...là chỉ tiêu đánh giá chất lượng cây hoa mai. Thí nghiệm ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.23.

Số liệu ở bảng 3.23 cho thấy: Số nụ /cây dao động từ 89,3 - 93,8 nụ. Trong đó CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) cho số nụ nhiều nhất 91,8 nụ và còn lại là CT1 (Đối chứng) không cắt tỉa là 89,3 nụ, còn CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) và CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) lần lượt là 91,1 nụ và 91,2 nụ. CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) sai khác có ý nghĩa thống kế 95% so với các công thức còn lại.

Cắt tỉa có ảnh hưởng đến chiều dài và chiều rộng cánh hoa. Qua theo dõi, chiều dài cánh hoa dài nhất là CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) 1,89 cm, đến CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) là 1,86 cm, CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) là 1,87 cm và ngắn nhất là CT1 (Đối chứng) không cắt tỉa 1,80 cm.

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa khác nhau đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019

CTTN Số nụ / Chiều dài cánh Chiều rộng Độ bền chậu cây (nụ) hoa (cm) cánh hoa (cm) hoa (ngày)

CT1 89,3 1,80 1,04 15,1 CT2 93,8 1,89 1,09 18,0 CT3 91,1 1,86 1,06 15,3 CT4 91,2 1,87 1,07 15,6 CV% 9,5 10,7 LSD0,05 2,2 2,0

Ghi chú: CT1: Không cắt tỉa (Đối chứng);

CT2: Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng; CT3: Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng;

CT4: Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1.

Trong khi đó chiều rộng cánh hoa dao động từ 1,04-1,09 cm. Cánh rộng nhất ở CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) là 1,09 cm, còn CT1 (Đối chứng) 1,04 cm. CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) là 1,06 cm và CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) là 1,07 cm.

Độ bền hoa chậu là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá thời gian trang trí làm cảnh của người chơi hoa, theo dõi chỉ tiêu này cho thấy, độ bền chậu hoa đạt cao nhất ở CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) là 18 ngày, sai khác có ý nghĩa thống kế 95% so với các công thức CT3 (Cắt tỉa 1 lần sau trồng 1,5 tháng) 15,3 ngày, CT4 (Đốn đau, chỉ để lại cành cấp 1) 15,6 ngày và CT1 (Không cắt tỉa) 15,1 ngày.

Kết quả trên cho thấy CT1 (Đối chứng) không cắt tỉa đã làm cho cành lá phát triển không cân đối, mật độ lá chỗ dày, chỗ thưa đã che lấp ánh sáng làm cây quang hợp kém, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển, thêm nữa dinh dưỡng cũng bị phân tán cho cả phần cành lá bị lấp không có tác dụng

cho cây. Còn CT2 (Cắt tỉa 1 tháng 1 lần, liên tục trong 5 tháng) thì lại có bộ tán thông thoáng, cành lá cân đối thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển. Thí nghiệm này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Văn Đông(2016) trên cây mai vàng Yên Tử 2 năm tuổi, việc cắt tỉa thường xuyên đã cho cây sinh trưởng tốt hơn, chất lượng hoa và độ bền hoa cũng cao hơn so với việc không cắt tỉa.

3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón đến giai đoạn sinh trưởng thân lá và hìnhthành mầm hoa của mai vàng Yên Tử

Một phần của tài liệu 1.Luan an NCS Bui Huu Chung (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w