5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.2.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa của mai vàng YênTử vào dịp
dịp tết Nguyên đán
Vào những tháng cuối năm (khoảng tháng 12 đến tháng 1 năm sau), thời tiết miền Bắc thường lạnh, có những năm rét đậm rét hại kéo dài nhiệt độ xuống dưới 10 0C đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây, nhất là những cây cho hoa vào dịp tết Nguyên đán như mai, đào, đỗ quyên, lily và các loại lan.
Nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng, và nếu để tự nhiên cây mai sẽ nở hoa sau tết, ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng cũng như thu nhập của người trồng hoa.
Để mai vàng Yên Tử ra hoa đúng dịp tết Nguyên đán, đã có nhiều biện pháp như khoanh vỏ, sốc khô,... được thực hiện, nhưng nếu nhiệt độ quá thấp (8 - 10 0C) thì các biện pháp trên cho hiệu quả không cao, lúc này cần thiết phải tăng nhiệt độ để điều khiển cho cây ra hoa vào đúng thời điểm mong muốn (Hà Đặng Văn Đông, 2015).
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Hà Nội từ tháng 11,12 và tháng 1 năm sau từ 16 - 18 0C, trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng 27 - 28 0C, nhiệt độ này rất phù hợp cho cây mai phát triển nụ mà không cần phải tác động nhiệt để mai nở vào tết. Vì vậy, để cây mai tại Hà Nội ra hoa vào đúng dịp tết cần phải tăng nhiệt độ để đảm bảo cho nụ mai phát triển. Dựa trên cơ sở khoa học này đề tài đã xử lý nhiệt độ ở các mức khác nhau để tìm ra ngưỡng nhiệt độ phù hợp mà vẫn tiết kiệm được chi phí sản xuất lại vừa có hiệu quả cao đến sự ra hoa của cây mai vàng Yên Tử trồng tại Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng ra nụ của cây mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.32 cho thấy CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) cho số nụ cao nhất với 95,2 nụ/cây, tiếp đến CT4 (nhiệt độ 32 0C ± 1
0C) 90,0 nụ/cây, CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) 92,0 nụ/cây và CT1 (Đối chứng) để tự nhiên là thấp nhất 88 nụ/cây.
Thời gian từ xử lý nhiệt độ đến khi ra nụ 90 % cực đại rất quan trọng, đây là chỉ tiêu đánh giá việc tiếp tục hay dừng xử lý để có thể điều chỉnh cho hoa nở vào đúng tết Nguyên đán.
Tại thời điểm xử lý, nhiệt độ ngoài trời từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2019 trung bình từ 17 - 19 0C, có nhiều ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 10 0C, trời mưa phùn, ít nắng, ở điều kiện thời tiết này nụ mai phát triển rất chậm. Kết quả ở bảng 3.32 cho thấy, CT1 (Đối chứng) để tự nhiên thời gian từ xử lý nhiệt độ đến ra nụ cực đại 90% kéo dài nhất 52 ngày thời điểm ra nụ là 17/2/2019, CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) là 41 ngày thời điểm ra nụ là 6/2/2019. Còn CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) 30 ngày thời điểm ra nụ 24/1/2019, cuối cùng CT4 (Nhiệt độ
32 0C ± 1 0C) ngắn nhất 25 ngày, thời điểm ra nụ 20/1/2019.
Như vậy, CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) với thời gian xử lý nhiệt độ là 30 ngày cho số lượng đạt cao nhất 95,2 nụ/cây.
Đánh giá thời gian từ xử lý nhiệt độ đến ra hoa 10 % cho thấy ở điều kiện tự nhiên CT1 (đối chứng) thời gian để nở hoa là 62 ngày thời điểm ra hoa 10
% là 26/2/2019, đã cho hoa ra sau tết 22 ngày. Tương tự CT2 (nhiệt độ 240C ± 10C) nở hoa 10 % sau 52 ngày thời điểm ra hoa là 16/2/2019 cũng nở sau tết Nguyên đán là 12 ngày.
CT3 (nhiệt độ 28oC ± 1oC) đã cho ra hoa 10 % sau 38 ngày, thời điểm ra hoa 2/2/2019 trước tết Nguyên đán 2 ngày và CT4 (nhiệt độ 32 oC ± 1oC) hoa ra sau 30 ngày, thời điểm ra hoa 10 % cuối cùng là 25/1/2019, ở nhiệt độ xử lý
Bảng 3.32. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến số lượng và thời gian ra nụ, ra hoa của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Thời gian từ Thời gian từ Thời gian ra CTTN Số nụ/cây xử lý nhiệt độ xử lý nhiệt độ Ngày ra hoa 10% so với
(nụ) đến ra nụ cực đến ra hoa hoa 10% tết Nguyên đán
đại 90%(ngày) 10% (ngày) (ngày)
CT1 88,0 52 62 26/2 /2019 -22
CT2 92,0 41 52 16/2 /2019 -12
CT3 95,2 30 38 02/2 /2019 +2
CT4 90,0 25 30 25/1 /2019 +21
Ghi chú: CT1: để tự nhiên, không xử lý CT2: Nhiệt độ 240C ±10C CT3: Nhiệt độ 280C ±10C CT4: Nhiệt độ 320C ±10C
Thời gian xử lý 25/12/2018 – 24/01/2019 + Trước tết Nguyên đán. - Sau tết Nguyên đán
Chất lượng hoa là yếu tố quan trọng quyết định giá trị kinh tế cũng như giá trị thẩm mỹ của cây mai vàng Yên Tử. Kết quả ở bảng 4.33 cho thấy, nhiệt độ phù hợp là yếu tố quan trọng để nụ hoa phát triển và cho hoa nở với chất lượng cao nhất, CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) là phù hợp nhất, cho chiều dài cánh 2,15 cm và chiều rộng 1,33 cm, tiếp đến CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) lần lượt 2,06 cm và 1,26 cm, CT4 (nhiệt độ 32 0C ± 1 0C) tương ứng 2,02 cm và 1,22 cm chiều rộng, cuối cùng thấp nhất là CT1 (Đối chứng) 2 chỉ tiêu này là 2,03 cm và 1,23 cm.
Đường kính hoa cũng thay đổi ở các ngưỡng nhiệt độ khác nhau, thấp nhất CT1 (Đối chứng) 3,78 cm, tiếp đến CT4 (nhiệt độ 32 0C ± 1 0C) 3,81 cm, CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) 3,85 cm và cao nhất CT3 (nhiệt độ 28 0C ± 1 0C) là 3,95 cm.
Bảng 3.33. Ảnh hưởng của xử lý nhiệt độ đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
CTTN Chiều dài cánh Chiều rộng Đường kính Độ bền hoa hoa (cm) cánh hoa (cm) hoa (cm) chậu (ngày)
CT1(Đ/C) 2,00 1,20 3,78 19,3 CT2 2,06 1,26 3,85 21,0 CT3 2,15 1,33 3,95 24,0 CT4 2,02 1,22 3,81 19,7 Ghi chú: CT1: Để tự nhiên, không xử lý CT2: Nhiệt độ 240C ±10C CT3: Nhiệt độ 280C ±10C CT4: Nhiệt độ 320C ±10C Thời gian xử lý 25/12/2018 – 24/01/2019
Hình 3.8. Hoa mai vàng Yên Tử ở các công thức xử lý nhiệt độ
Độ bền chậu hoa là tiêu chí đánh giá thời gian trang trí làm cảnh, thời gian này càng dài chất lượng hoa càng tốt và ngược lại. Độ bền chậu hoa trong các công thức thí nghiệm dao động từ 19,3 - 24,0 ngày, cao nhất CT3 (nhiệt độ 28 0C
± 1 0C) là 24 ngày, thấp nhất CT1 (Đối chứng) để tự nhiên 19,3 ngày. CT4 (nhiệt độ 32 0C ± 1 0C) là 19,7 ngày và CT2 (nhiệt độ 24 0C ± 1 0C) 21 ngày.
Như vậy, việc xử lý nhiệt độ đã có ảnh hưởng tốt đến chất lượng hoa cũng như thời gian ra nụ, ra hoa vào dịp tết Nguyên đán. Trong đó ở CT3