5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.2. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và phát
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MAI VÀNG YÊN TỬ TẠI HÀ NỘI
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng, phát triển của cây mai vàng Yên Tử
Giá thể là khái niệm dùng để chỉ tất cả các vật liệu bao quanh bộ rễ của cây trồng. Việc sử dụng các giá thể phù hợp có ý nghĩa quan trọng đối với cây hoa chậu. Giá thể được sử dụng có nhiều loại như bùn ao, xỉ than, gạch nung, rêu, xơ dừa, rễ bèo tây, vỏ cây, rễ dương xỉ, trấu hun, sỏi, đất, vỏ trấu (Nguyễn Thị Kim Lý, 2009).
Giá thể trồng ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng phát triển của cây mai trồng chậu. Giá thể phù hợp đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước, khoáng và oxy. Đồng thời, là môi trường thuận lợi cho các sinh vật và vi sinh vật phát triển làm cho giá thể tơi xốp, thoáng khí, giữ nước và thoát nước tốt (Đỗ Thị Thu Lai và cs., 2019).
Đề tài đã sử dụng 04 loại giá thể để tiến hành thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu lựa chọn giá thể phù hợp được trình bày chi tiết như sau:
3.2.1.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tỷ lệ sống và thời gian sinh trưởng của mai vàng Yên Tử
Cây mai sau khi đánh từ đất ra trồng chậu hoặc chuyển chậu để thay giá thể đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cây. Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của cây được thể hiện ở bảng 3.17: tỷ lệ sống dao động từ 83,3 - 92,2 %. Trong đó CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) cho tỷ lệ sống đạt cao nhất 92,2 % và thấp nhất là CT1 (Đối chứng) 83,3 %. Còn lại CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) 85,5 % và CT3 (Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) 89,8 %.
Giá thể không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hồi xanh của cây. Thời gian hồi xanh của mai vàng Yên Tử từ 13 - 17 ngày. Giá thể xốp thoáng sẽ giúp giữ ẩm tốt, tạo cho cây mai hồi xanh sớm,
thời gian cây hồi xanh nhanh nhất 13 ngày ở CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng), chậm nhất 18 ngày ở CT1 (Đối chứng), điều này cho thấy cây mai vàng Yên Tử trồng trong chậu nếu chỉ có đất phù sa, khi tưới đất sẽ bị nén chặt, giữ nước lâu hơn, làm ảnh hưởng đến bộ rễ, cây khó hấp thụ dinh dưỡng nên chậm hồi xanh. Trong khi CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) là 15 ngày và CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) là 14 ngày. Như vậy, giá thể tơi xốp, thoáng khí sẽ giúp cây mai có tỷ lệ sống cao hơn.
Thời gian từ trồng đến ra nụ 50 % dao động từ 260 - 270 ngày, dài ngày nhất là CT1 (Đối chứng) 270 ngày, ngắn nhất CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) 260 ngày, còn CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) 269 ngày và CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) là 267 ngày. Giá thể tơi xốp đã cho cây mai hấp thụ dinh dưỡng nhanh, cây sinh trưởng phát triển tốt và thời gian ra nụ, hoa cũng nhanh hơn.
Thời gian từ trồng đến ra hoa 30 % ở các công thức thí nghiệm từ 360 - 374 ngày. Trong đó CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) là ngắn nhất
360 ngày, đến CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa) 367 ngày, CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) 368 ngày và CT1 (Đối chứng) chỉ có đất phù sa là 374 ngày.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Tỷ lệ Thời gian trồng đến (ngày) TGST từ trồng -
CTTN Hồi Ra nụ Nở hoa nở hoa hoàn toàn
sống (%) xanh 50% 30% (ngày) CT1 83,3 18 270 374 385 CT2 85,5 15 269 368 380 CT3 89,8 14 267 367 378 CT4 92,2 13 260 360 371 CV% 11 11,2 10,5 LSD0,05 5,5 7,5 8,5 Ghi chú: CT1: Đất phù sa (đối chứng) CT2: Đất phù sa + vỏ trấu (tỷ lệ 7:3)
CT3: Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1)
CT4: Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1)
Việc theo dõi đánh giá cây mai trong suốt thời gian từ trồng đến nở hoa hoàn toàn có ý nghĩa quan trọng cho việc lựa chọn mai chơi tết. Kết quả ở bảng 3.17 cho thấy các công thức thí nghiệm khác nhau có sự khác nhau về thời gian từ trồng đến nở hoa ở mức có ý nghĩa thống kê 95%. Giữa các công thức có sự chênh lệch từ 2-14 ngày. Dài nhất là CT1 (Đối chứng) 385 ngày và ngắn nhất là CT4 (Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) 371 ngày.
Như vậy, công thức CT4 (đất phù sa + xơ dừa + vỏ trấu + phân chuồng hoai) với tỷ lệ 6:2:1:1 là thích hợp nhất cho cây mai Yên Tử sinh trưởng, phát triển, so với các công thức khác trong thí nghiệm sự sinh trưởng phát triển của hoa mai vàng Yên Tử, cho tỷ lệ sống cao 92,2 %, thời gian hồi xanh sớm 13 ngày và thời gian ra hoa ngắn nhất là 360 ngày.
3.2.1.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chiều dài cành lộc của mai vàng Yên Tử
Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây mai cũng được thể hiện ở sự tăng trưởng về chiều cao cây và chiều dài cành lộc. Cây sinh trưởng phát triển tốt đồng nghĩa với chiều dài cành lộc của cây tăng dần lên một cách phù hợp. Chiều dài cành lộc tăng quá nhanh hay quá chậm đều không có lợi, cây sẽ mọc vống hoặc cành thưa, còi cọc.
Số liệu trình bày ở bảng 3.18 cho thấy, CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) cho kết quả tốt nhất. Các chỉ tiêu theo dõi đều tăng so với công thức đối chứng.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến động thái tăng trưởng chiều dài cành lộc tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Công thức Ban Sau Sau Sau Chiều dài cành
đầu(cm) 30 ngày(cm) 60 ngày(cm) 90 ngày(cm) cuối cùng (cm)
CT1 3,1 5,1 7,0 10,1 17,8 CT2 3,1 5,3 7,5 12,5 19,3 CT3 3,2 5,4 7,6 12,7 19,4 CT4 3,1 5,9 8,8 14,2 23,1 CV% 11,3 10,6 LSD0,05 3,1 4,5 Ghi chú: CT1: Đất phù sa (đối chứng) CT2: Đất phù sa + vỏ trấu (tỷ lệ 7:3)
CT3: Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1)
CT4: Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1) Tại thời điểm 30 ngày chiều dài cành ở CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) là 5,9 cm tiếp đến CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) là 5,4 cm, CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) 5,3 cm và thấp nhất CT1 (Đối chứng) 5,1 cm.
Sau 60 ngày theo dõi, chiều dài cành tăng trưởng khá đồng đều, cao nhất vẫn là CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) 8,8 cm, tiếp
đến CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) 7,6 cm, CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) 7,5 cm và chiều dài cành ngắn nhất CT1 (đất phù sa) 7,0 cm.
Sau 90 ngày theo dõi, CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) có chiều dài cành lộc tăng 11,1 cm (từ 3,1 - 14,2 cm) so với ban đầu, tiếp đến CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) tăng 9,5 cm, CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) tăng 9,4 cm và thấp nhất là CT1 (đất phù sa) chỉ tăng 7 cm so với chiều dài cành ban đầu. CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 95% so với CT1 (Đối chứng), các công thức còn lại không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê so với đối chứng.
Chiều dài cành lộc của mai vàng Yên Tử ở các công thức thí nghiệm đều có sự biến động tăng dần. Tăng nhanh nhất là CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) ban đầu 3,1 cm đến chiều dài cành lộc cuối cùng là 23,1 cm, so với ban đầu tăng 20 cm, tương tự CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) 16,2 cm, CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) 16,1 cm và thấp nhất là CT1 (đất phù sa) 14,7 cm.
Ở CT4 so với CT1 (Đối chứng) thì chiều dài cành lộc đều sai khác có ý nghĩa thống kê 95%. Điều này cho thấy CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) với tỷ lệ 6:2:2:1 đã đảm bảo sự tơi xốp, thông thoáng, nên bộ rễ cây mai phát triển mạnh, cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2009), khi nghiên cứu giá thể trồng cây đỗ quyên trên nên đất ruộng khô + trấu mục + xơ dừa + phân chuồng đã cho cây sinh trưởng phát triển mạnh, tăng đường kính thân, số lá/cành và chiều dài cành cấp 1.
3.2.1.3. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể trồng đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử được trình bày ở bảng 3.19.
Số liệu ở bảng 3.19 cho thấy giá thể trồng khác nhau đã ảnh hưởng đến chiều dài và chiều rộng cánh hoa mai vàng Yên Tử.
Về chiều dài cánh hoa dao động từ 1,80 - 1,86 cm trong đó CT4 (Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) có cánh hoa dài nhất là 1,86 cm, đến CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) là 1,83 cm, CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) là 1,82 cm và thấp nhất là CT1 (Đối chứng) chỉ có đất phù sa là 1,80 cm.
Công thức đối chứng (CT1) chỉ có đất phù sa nên cây phát triển chậm, chất lượng hoa giảm nhất là chiều rộng cánh hoa chỉ đạt 1,00 cm, còn CT2 (đất phù sa
+ vỏ trấu) 1,02 cm, CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) là 1,03 cm và cánh rộng nhất ở CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) 1,07 cm.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến chất lượng hoa mai vàng Yên Tử tại Gia Lâm - Hà Nội, 2018 - 2019
Công thức Chiều dài Chiều rộng Đường kính Độ bền cánh hoa (cm) cánh hoa (cm) hoa (cm) chậu hoa (ngày)
CT1 1,80 1,00 3,50 13 CT2 1,82 1,02 3,50 14 CT3 1,83 1,03 3,53 15 CT4 1,86 1,07 3,57 17 CV% 9,5 11,2 LSD0,05 0,03 3,5 Ghi chú: CT1: Đất phù sa (đối chứng) CT2: Đất phù sa + vỏ trấu (tỷ lệ 7:3)
CT3: Đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng (tỷ lệ 7:2:1)
CT4: Đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng (tỷ lệ 6:2:1:1)
Đường kính hoa có sự sai khác giữa CT4 với các công thức còn lại trong thí nghiệm, với đường kính ở CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) là 3,57 cm. Các công thức còn lại đường kính từ 3,5 - 3,53 cm.
Về độ bền tự nhiên của chậu hoa khi trang trí làm cảnh dao động từ 13 - 17 ngày, cao nhất vẫn là CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng)
17 ngày, thấp nhất CT1 (Đối chứng) 13 ngày, còn CT2 (đất phù sa + vỏ trấu) 14 ngày và CT3 (đất phù sa + vỏ trấu + phân chuồng) 15 ngày.
Như vậy, CT1 (Đất phù sa) làm đối chứng giá thể toàn bộ là đất phù sa nên dinh dưỡng ở trong chậu sau một thời gian sẽ kém và bị nén chặt, không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. CT4 (đất phù sa + vỏ trấu + xơ dừa + phân chuồng) với tỷ lệ 6:2:1:1 do trong thành phần có vỏ trấu và xơ dừa có thể giữ nước và thoát nước cộng thêm phân chuồng hoai mục giàu chất hữu cơ đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Ba và cs., (2007) về giá thể trồng cho cây mai Giảo có phối trộn vỏ trấu và xơ dừa, đã làm tăng sức sinh trưởng của cây, cho hoa bền hơn.
3.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng, phát triển củamai vàng Yên Tử