B. Nguyên lý hoạt động
2.1.2.7. Bộ chấp hành
A. Cấu tạo
Bộ chấp hành được đặt ở đỉnh của mỗi xi lanh giảm chấn. Bộ chấp hành dẫn động van quay của giảm chấn để thay đổi tiết diện các lỗ tiết lưu, từ đó thay đổi lực giảm chấn.
Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 20 Bộ chấp hành được điều khiển bằng điện tử nên nó có thể đáp ứng một cách nhanh chóng và chính xác với các điều kiện hoạt động thay đổi liên tục.
Nam châm điện từ gồm 4 lõi stator và 2 cặp cuộn dây stator.
Dòng điện qua mỗi cặp cuộn dây stator làm quay nam châm vĩnh cửu, nam châm gắn với cần điều khiển giảm chấn.
TEMS ECU thay đổi cực của các lõi stator từ N sang S hay ngược lại, hay ở trạng thái không phân cực. Nam châm vĩnh cửu quay bởi sức hút của lực điện từ do các cuộn dây stator tạo ra.
Hình 2.11: Cấu tạo của bộ chấp hành
B. Nguyên lý hoạt động
Bộ chấp hành được chia làm 2 nhóm: một nhóm cho phía trước và một nhóm cho phía sau kết nối giữa ECU và bộ chấp hành (hình 2.13).
Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 21 Khi cần thay đổi từ vị trí cứng hay mềm sang trung bình, dòng điện chạy từ cực FCH của ECU đến bộ chấp hành.
Khi cần thay đổi từ vị trí mềm hay trung bình sang cứng, dòng điện từ cực FS+ đến cực FS- của ECU qua bộ chấp hành.
Hình 2.12: Sơ đồ mạch điện của bộ chấp hành
FL: Phía trước bên trái FR: Phía trước bên phải
RL: Phía sau bên trái RR: Phía sau bên phải
Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 22
Hình 2.13: Sơ đồ điều khiển hệ thống treo
Hình 2.14: Chiều dòng điện, sự phân cực của lõi stator và hoạt động của bộ chấp hành.
Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 23 Bốn bộ chấp hành lắp ở 4 giảm chấn được nối song song và cả 4 bộ đều hoạt động đồng thời. Nam châm điện được ECU kích thích khoảng 0,15 giây mỗi lần. Điện áp tại các cực ECU khi lực giảm chấn thay đổi được chỉ ra như hình 2.15.
B.1. Lực giảm chấn trung bình:
Khi lực giảm chấn chuyển từ chế độ cứng hay mềm sang trung bình, dòng điện từ cực S+ đến S- của ECU rồi đến nam châm điện, làm nam châm vĩnh cửu quay theo chiều kim đồng hồ đến vị trí trung bình. Tại đây các lỗ tiết lưu giảm chấn tạo ra lực cản trung bình.
Hình 2.15-1: Lực giảm chấn trung bình
B.2. Lực giảm chấn mềm:
Hình 2.15-2: Lực giảm chấn mềm
Khi lực giảm chấn chuyển từ chế độ cứng hay trung bình sang mềm, dòng điện đi từ cực S- qua S+ của ECU đến nam châm điện làm nam châm vĩnh cửu
Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 24 quay ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí mềm. Tại đây các lỗ tiết lưu giảm chấn tạo ra lực cản mềm.
B.3. Lực giảm chấn cứng:
Khi lực giảm chấn chuyển từ chế độ mềm hay trung bình sang cứng, dòng điện từ cực SOL của ECU đến nam châm điện làm nam châm vĩnh cửu quay ngược hoặc theo chiều kim đồng hồ đến vị trí cứng. Tại đây các lỗ tiết lưu giảm chấn tạo ra lực cản cứng.
Hình 2.15-3: Lực giảm chấn cứng
C. Giảm chấn
Về cơ bản thì cấu tạo và hoạt động của giảm chấn giống như kiểu thông thường. Tuy nhiên, khác ở chỗ lực giảm chấn có thể điều chỉnh bằng cách mở và đóng các lỗ tiết lưu phụ. Cần piston và van quay có các lỗ tiết lưu ở 3 mức như hình vẽ dưới. Khi van quay quay, các lỗ tiết lưu A, B, C được mở hoặc đóng làm lực giảm chấn thay đổi theo ba chế độ.
Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 25
Hình 2.16: Cấu tạo của giảm chấn
+ Hoạt động
Lực giảm chấn mềm:
Khi nam châm quay về vị trí mềm, tất cả các lỗ tiết lưu A,B,C đều mở, dòng dầu đi qua các lỗ tiết lưu ở hành trình nén và hành trình giãn như hình 2.17
Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 26
Hình 2.17: Lực giảm chấn nhẹ
Lực giảm chấn trung bình:
Khi nam châm quay về vị trí trung bình lỗ tiết lưu B mở, A và C đóng, dòng dầu qua các lỗ tiết lưu như hình 2.18.
Hình 2.18: Lực giảm chấn trung bình
Lực giảm chấn cứng:
Khi nam châm quay về vị trí cứng tất cả các lỗ tiết lưu A,B,C đều đóng, dòng dầu dầu như hình 2.19.
Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 27
Hình 2.19: Lực giảm chấn cứng