Kiểm tra các bộ phận

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống treo điều khiển điện tử (Trang 103 - 106)

D. Phần tử đàn hồi + Cấu tạo:

b. Hạ chiều cao xe

3.3.6. Kiểm tra các bộ phận

Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 91

Bước 1: Lái thử xe ô tô. Hãy lái thử xe 1 lần và chú ý tập trung cao độ nhất có thể để phát hiện ra lỗi.

Hạ cửa sổ xe xuống và cố gắng chú ý vào bất kỳ tiếng ồn nào phát ra từ xe. Nếu lái xe nghe thấy bất kỳ một âm thanh nào đó, hãy tập trung tìm kiếm nơi chúng phát ra. Một số âm thanh lạ phát ra từ hệ thống treo của ô tô như:

Âm thanh Nguyên nhân

Âm thanh như tiếng gõ cửa (cộc cộc)

Âm thanh này xảy ra khi có va chạm mạnh và báo hiệu thanh chống hoặc đinh tán thanh chống, hoặc khớp bi có vấn đề.

Âm thanh liên tục

Âm thanh ổn định và càng ngày càng to khi xe di chuyển nhanh hơn. Điều này xảy ra khi vòng bi bánh xe trục trặc hoặc nguyên nhân xuất phát từ lốp xe.

Âm thanh huyên náo (leng keng)

Âm thanh nghe như có va chạm mạnh giữa các thanh kim loại, có thể xuất phát do trục trặc từ bu lông hoặc các chi tiết đầu nối bị hỏng.

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài xe. Khi thu thập đủ thông tin, lái xe nên đánh xe vào chỗ vắng nào đó và thiết lập hệ thống phanh tay. Hãy chắc chắn để động cơ xe nguội hẳn, tầm 30 phút sau khi lái thử là đủ, trước khi bắt đầu kiểm tra xe. Đeo gang tay và chuẩn bị các vật dụng cần thiết.

Bước 3: Nhún mạnh xe ô tô. Cẩn thận đặt chắc tay vào chỗ giao nhau của mui xe và chắn bùn, ấn mạnh vào hệ thống treo đến khi xe nảy mạnh lên. Trong lúc đó, nếu lái xe quan sát thấy xe nảy đều thì đây là tín hiệu tốt báo hiệu thanh chống vẫn hoạt động tốt. Bằng cách này, lái xe nên cố gắng kiểm tra thanh chống tại 4 góc xe để xem chúng có trục trặc nào không.

Bước 4: Nâng xe ô tô lên. Sử dùng kích nâng góc xe lên tầm vừa đủ để lốp xe không chạm đất nhưng vẫn đảm bảo xe đứng an toàn.

Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 92

Bước 5: Kiểm tra độ rung của bánh xe. Giữ chặt lốp xe và bắt đầu lắc mạnh bánh xe tay đặt theo hướng 9h-3h và 12h-6h. Nếu thấy có bất cứ chuyển động nào khác thường từ bánh, có thể một số chi tiết nào đó của xe đã bị bào mòn.

Chú ý: Các chuyển động khác thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nên lái xe cần kiểm tra và có các phán đoán chính xác.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày cấu tạo, tín hiệu công tắc điều khiển AHC.

2. Trình bày cấu tạo, nguyên lý Bơm và motor.

3. Trình bày cấu tạo, nguyên lý Bơm giảm tốc.

4. Trình bày cấu tạo, nguyên lý máy nén điều khiển độ cao.

5. Trình bày cấu tạo, nguyên lý van điều khiển độ cao.

6. Trình bày cấu tạo, nguyên lý túi khí và bộ điều khiển lực giảm xóc.

7. Trình bày cách thay đổi lực giảm xóc.

Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 93

Chương 4: HỆ THỐNG TREO TỪ TRƯỜNG MAGNERIDE ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ

4.1.Cấu tạo cơ cấu treo từ trường MagneRide điều khiển điện tử

Hệ thống treo này không sử dụng van điện cơ mà thay vào đó là một loạt chất lỏng có tên gọi Magneto Fluid Automatic (MR). Chất lỏng MR là dung dịch chứa đầy các hạt từ có kích thước siêu nhỏ tính bằng micromet. Khi được kích hoạt nhờ cảm biến truyền từ ECU (Electronic Control Unit), các hạt từ bên trong sẽ tăng độ nhớt của chất lỏng để biến nó thành chất rắn đàn hồi, từ đó điều khiển sự cứng mềm của giảm chấn để phù hợp với điều kiện đường xá hiện tại. Công nghệ này không chỉ giúp cải thiện độ bền của giảm chấn, giảm tiêu hao nhiên liệu mà còn đem lại cảm giác thoải mái nhất cho người lái.

Tuy nhiên, vì giá thành khá cao nên MagneRide Control hiện chỉ mới được ứng dụng trên các mẫu xe thể thao và siêu xe như Acura MDX, Audi TT, Audi R8, Cadillac DTS, SRX, STS, Chevrolet Corvette, Ferrari 599 GTB, FF..

Hình 4.1: Cấu tạo tổng quát hệ thống Magne Ride trên Audi TT

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống treo điều khiển điện tử (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)