Túi khí và bộ điều khiển lực giảm xóc

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống treo điều khiển điện tử (Trang 82 - 85)

D. Phần tử đàn hồi + Cấu tạo:

3.2.9.Túi khí và bộ điều khiển lực giảm xóc

Một buồng chứa khí (thay thế cho buồng khí trong bộ giảm xóc thông thường) và một bộ điều khiển để chuyển đổi lực giảm xóc đã được tích hợp.Vỏ được gắn các vây tản nhiệt để cải thiện sự tản nhiệt do bộ truyền động tạo ra.

Hình 3.27: Túi khí và bộ truyền động điều khiển lực giảm xóc

Túi khí

Hình 3.28: Túi khí

Túi khí sử dụng bình tích áp loại bàng quang. Một màng nhựa được kẹp giữa các lớp cao su để chống sự rò rỉ.

Áp suất bên trong túi khí được thay đổi bằng cách để chất lỏng chảy vào và ra khỏi khoang khí này để tăng hoặc giảm chiều cao xe.

Bảng 3.3: Bảng thông số túi khí

Trước Sau

Vây tản nhiệt

Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 70

Khí nén Khí ni-tơ ›

Khối lượng túi khí cc (cu in.) 400 (24.4) 500 (30.5)

Áp suất khí nén MPa (kgf/ cm2, psi)

2.26 (23, 327) 2.65 (27,38)

Bộ điều khiển lực giảm xóc

Bộ truyền động này bao gồm motor bước có 16 bước (motor bước là một loại động cơ điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các động cơ điện thông thường. Chúng thực chất là một động cơ đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các chuyển động của rôto có khả năng cố định rôto vào các vị trí cần thiết), cơ cấu trục vít (chuyển đổi chuyển động quay thành chuyển động tuyến tính), van ống chỉ, van giảm chấn mềm và van giảm chấn cứng.

Hình 3.29: Bộ truyền động điều khiển giảm xóc

Tín hiệu từ hệ thống treo điều khiển ECU kích hoạt bộ truyền động làm cho van ống chỉ chuyển đổi đường dẫn dầu. Do đó, thể tích dầu đi qua mỗi van được thay đổi để kiểm soát lực giảm xóc trong 16 bước.

Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 71

Hình 3.30: Cấu tạo truyền động điều khiển giảm xóc 3.2.10. Lò xo

Các lò xo được làm bằng thanh thép lò xo đặc biệt. Khi đặt tải trọng lên một lò xo, toàn bộ thanh thép bị xoắn khi lò xo co lại. Nhờ vậy năng lượng của ngoại lực được tích lại, và chấn động được giảm bớt.

+ Đặc điểm của lò xo trụ:

- Tỷ lệ hấp thu năng lượng tính cho một đơn vị khối lượng cao hơn so với loại lò xo lá (nhíp).

- Có thể chế tạo các lò xo mềm.

- Vì không có ma sát giữa các lá như ở nhíp nên cũng không có khả năng tự khống chế dao động, vì vậy phải sử dụng thêm bộ giảm chấn.

Giáo trình Hệ thống treo điều khiển điện tử Trang 72 - Vì không chịu được lực theo phương nằm ngang nên cần phải có các cơ cấu liên kết để đỡ trục bánh xe (đòn treo, thanh giằng ngang...).

Hình 3.31: Lò xo

Một phần của tài liệu Bài giảng hệ thống treo điều khiển điện tử (Trang 82 - 85)