Sự cần thiết của ODA đối với sự phát triển NN&NT các tỉnh miền Trung

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp sử dụng nguồn vốn oda cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 38 - 39)

- Cơ sở lý thuyết:

5. Kết cấu đề tài

1.6 Sự cần thiết của ODA đối với sự phát triển NN&NT các tỉnh miền Trung

Ở nhiều nƣớc trong đó có Việt Nam, thực tế đã cho thấy khi CSHT nông thôn đƣợc cải thiện sẽ giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và mang lại lợi ích kinh tế cho ngƣời dân. Việc cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản nhƣ: y tế, giáo dục, giúp tăng cƣờng trao đổi mua bán, mang lại thêm nhiều cơ hội và tạo thêm thu nhập cho ngƣời dân. Ngoài ra, mối liên hệ giữa nghèo đói và CSHT nông thôn yếu kém cũng đƣợc minh chứng rõ ràng qua thực tế. Ở Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc đang phát triển khác có cùng tình trạng CSHT nông thôn yếu kém, tỷ lệ nghèo rõ ràng cao hơn hẳn những nƣớc có CSHT hoàn chỉnh gồm: mạng lƣới đƣờng giao thông, hệ thống thủy lợi, hay trạm cấp nƣớc sạch và các chợ,... Sự đóng góp của CSHT nông thôn trong xóa đói giảm nghèo đã đƣợc minh chứng qua những thành quả của dự án ngành CSHT nông thôn (RISP) do ADB tài trợ vào giai đoạn những năm 1998 - 2004. Các báo cáo đánh giá kết thúc dự án cho thấy tỷ lệ nghèo trong vùng có tiểu dự án giảm đáng kể và một trong những lợi ích khác đó chính là thu nhập của hộ gia đình tăng bình quân trên 40%.

Theo Trần Thanh Trúc (2015), khi nghiên cứu về hệ thống CSHT nông thôn tại các tỉnh Miền Trung đã cho rằng:

 Việc thu hút và sử dụng vốn để đầu tƣ thêm cho CSHT nông thôn là một yêu cầu bắt buộc.

 Nhiều CSHT nông thôn hiện nay cần đƣợc cải tạo nâng cấp.

 Ở các tỉnh Miền Trung, tỷ lệ đƣờng giao thông cấp huyện đã đƣợc trải nhựa hoặc bê tông là tƣơng đối thấp và ở một số nơi chƣa có nƣớc sạch để sử dụng.

Nghiên cứu cũng nêu ra đƣợc các lợi ích khi CSHT nông thôn đƣợc cải thiện thì sẽ giúp ngƣời dân:

 Tăng khả năng mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực và nâng cao hiệu quả sản suất nông nghiệp, giúp đa dạng hóa các sản phẩm đƣợc tạo ra để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.

 Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và các công trình công cộng nhƣ: trạm y tế, trƣờng học,...

 Tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời nghèo vào các hoạt động kinh tế; giúp hỗ trợ vốn cho các gia đình khó khăn để có kế sinh nhai; giảm tỷ lệ nhiễm bệnh do sử dụng nguồn nƣớc không an toàn và một số bệnh khác.

 Giúp trao đổi thông tin giữa các khu vực trong vùng và ngƣời dân đƣợc đảm bảo và dễ dàng.

 Góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo cho các hộ dân ở những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Qua đó ta thấy rằng, việc xây dựng và đầu tƣ vào CSHT nông thôn là một điều hết sức cần thiết. Nhƣng để có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ này quả là rất khó khăn, đòi hỏi một lƣợng vốn lớn, vì vậy cần có sự giúp đỡ từ các nguồn lực từ bên ngoài, cụ thể ở đây là nguồn vốn ODA (nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức).

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp sử dụng nguồn vốn oda cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)