Hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp sử dụng nguồn vốn oda cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

- Cơ sở lý thuyết:

5. Kết cấu đề tài

2.3.1 Hiệu quả sử dụng vốn ODA tầm vĩ mô

Tốc độ tăng trƣởng (GRDP)

Bảng 2.7: Chỉ số GRDP của tỉnh trong giai đoạn 2016- 2020

Đvt: % 2016 2017 2018 2019 2020 Bình quân 2016- 2020 Tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) 106,63 106,72 107,31 106,86 103,61 106,22

Khu vực I (Nông, Lâm,

Thủy sản) 104,56 103,34 106,04 103,53 103,18 104,12 Khu vực II (Công nghiệp,

Xây dựng) 109,39 110,33 108,71 109,03 108,86 109,26

Khu vực III (Dịch vụ) 106,70 106,80 106,84 107,44 100,53 105,63

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

sản phẩm 104,63 107,92 111,58 110,01 102,04 107,18

Qua bảng 2.7 có thể thấy, bình quân trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,22% (theo giá so sánh 2010). Trong đó: khu vực I tăng 4,12%, khu vực II tăng 9,26% và khu vực III tăng 5,63%. Đồng thời, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm cũng tăng với mức 7,18% trong giai đoạn. Cụ thể vào năm cuối giai đoạn (2020):

Năm 2020, GRDP (theo giá so sánh 2010) ƣớc tính đạt 49.690,1 tỷ đồng, tăng trƣởng 3,61% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ƣớc tính đạt 13.734,3 tỷ đồng, tăng trƣởng 3,18% (đóng góp 24,4% vào tăng trƣởng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng ƣớc tính đạt 14.305,7 tỷ đồng, tăng trƣởng 8,86% (đóng góp 67,3%); khu vực dịch vụ ƣớc tính đạt 19.440,2 tỷ đồng, tăng trƣởng 0,53% (đóng góp 5,8%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ƣớc đạt 2.209,9 tỷ đồng, tăng trƣởng 2,04% (đóng góp 2,5%).

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trƣởng thấp hơn so cùng kỳ, do năm 2020 gặp một số khó khăn nhƣ tình trạng biến đổi khí hậu làm thời tiết diễn biến thất thƣờng đã phần nào làm ảnh hƣởng đến năng suất, sản lƣợng cây trồng; bên cạnh đó, do ảnh hƣởng của tình hình dịch Covid-19 nên giá sản phẩm các loại nông sản, thủy sản giảm mạnh. Riêng cuối tháng 10 và đầu tháng 11 đã có nhiều cơn bão liên tiếp xảy ra ở Biển Đông và ảnh hƣởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung đã gây ảnh hƣởng đến đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nhất là hoạt động khai thác thủy sản. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3,2% (cùng kỳ tăng 1,29%), đóng góp 0,49 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trƣởng chung của toàn nền kinh tế tỉnh. Điểm sáng của ngành này là tình hình chăn nuôi lợn đã dần phục hồi, thời gian qua giá lợn giống đã có xu hƣớng giảm là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc tái đàn. Ngành thủy sản đạt kết quả khá với mức tăng 2,6% (cùng kỳ tăng 6,51%), đóng góp 0,27 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 6% nhƣng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Tuy năm 2020, có mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2016 - 2020, nhƣng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực KT - XH thì đây đƣợc xem là thành công lớn của tỉnh Bình Định với mức tăng trƣởng GRDP năm 2020 của Bình Định xếp vị thứ 1/5 tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung: Bình Định tăng 3,61%; Thừa Thiên Huế tăng 2,06%; Đà Nẵng giảm 9,77%; Quảng Nam giảm 6,98%; Quảng Ngãi giảm 1,02%. (Tốc độ tăng GDP năm 2020 của cả nƣớc ƣớc tính đạt 2,91%; trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%; dịch vụ tăng 2,34%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,7%).

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp sử dụng nguồn vốn oda cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)