- Cơ sở lý thuyết:
5. Kết cấu đề tài
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 2025
Nông nghiệp
Tiếp tục chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng hoa màu, nuôi trồng thủy sản, đầu tƣ thâm canh giúp tăng năng suất, chất lƣợng. Hoàn thành quy hoạch mở rộng diện tích. Phát triển tổng hợp kinh tế kết hợp giữa nông và lâm nghiệp cho cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao hiệu quả sử dụng trên một đơn vị diện tích. Áp dụng tiến bộ KHCN mới vào sản xuất, thực hiện lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, phù hợp với hệ sinh thái và điều kiện của từng vùng. Cụ thể:
a) Tổng sản lƣợng lƣơng thực cây có hạt 707.000 tấn. Trong đó: sản lƣợng lúa 612.000 tấn và ngô 95.000 tấn.
b) Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm đƣợc tƣới là 94,7%. Trong đó, tƣới bằng công trình thủy lợi kiên cố đạt tỷ lệ 89,6%.
Lâm nghiệp
Tăng cƣờng khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có (nhất là vùng đầu nguồn, rừng phòng hộ) nhằm nâng cao chất lƣợng rừng. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành với lãnh thổ, gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm ngƣời dân trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có là 307.681 ha; tiếp tục thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2021 - 2025 của các chƣơng trình, dự án là 611.400 ha, bình quân 122.280 ha/năm, đảm bảo rừng thật sự có chủ. Trồng rừng tập trung giai đoạn 2021 - 2025 diện tích 40.000 ha, bình quân 8.000 ha/năm. Trong đó, trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2021 - 2025 diện tích 7.060 ha, bình quân 1.412 ha/năm. Đảm bảo độ che phủ rừng đạt trên 58%.
Thủy sản
Chú trọng cả đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Đa dạng các hình thức, phƣơng thức và loài trong nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu, tìm kiếm thị trƣờng để đầu tƣ đổi mới công nghê, tăng chất lƣợng, giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu. Mục tiêu sản lƣợng thủy sản đạt 205.600 tấn. Trong đó: khai thác thủy sản bình quân 5 năm là 188.000 tấn; sản lƣợng nuôi trồng thủy sản đạt 17.600 tấn (sản lƣợng tôm nuôi đạt 14.500 tấn). Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nuôi tôm công nghiệp, nâng cao hiệu quả các dự án nuôi tôm trên cát, chú trọng cả nuôi thâm canh và bán thâm canh, mở rộng diên tích nuôi cá lồng trên sông, biển, tập trung vào nuôi các loại giống có hiệu quả kinh tế và là đặc sản của tỉnh nhằm tăng nhanh giá trị nuôi trồng.
Chế biến thủy sản: đổi mới công nghệ để nâng cao công suất, chất lƣợng sản phẩm chế biến của các cơ sở đông lạnh hiện có; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, đồng thời chú trọng tìm kiếm mở rộng thị trƣờng ngoài tỉnh, trong khu vực và quốc tế; quản lý tốt nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản để tăng nhanh sản phẩm chế biến và giá trị xuất khẩu thủy sản.
Chương trình quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản:
Trên 95% các cơ sở sản xuất sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp, cơ sở sản xuất nƣớc đá phục vụ bảo quản thực phẩm có đăng ký kinh doanh; vùng sản xuất muối tập trung, cơ sở sản xuất muối có đăng ký kinh doanh do cấp tỉnh quản lý đƣợc thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.