Địa hình và đặc điểm đất đai

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp sử dụng nguồn vốn oda cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 41 - 42)

- Cơ sở lý thuyết:

5. Kết cấu đề tài

2.1.1.3 Địa hình và đặc điểm đất đai

Địa hình của tỉnh tƣơng đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trƣờng Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dƣới 100m, hƣớng vuông góc với dãy Trƣờng Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng, là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hƣớng sƣờn đông và tây.

Về địa hình

Toàn tỉnh Bình Định đƣợc chia làm ba dạng địa hình:

 Vùng núi: phần lớn có độ dốc trên 200m , độ cao trên 500m, chiếm 42% diện tích tự nhiên.

 Vùng đồi, gò: độ dốc bình quân từ 10m – 150m chiếm 26% diện tích tự nhiên.

 Vùng đồng bằng ven biển: chiếm 32% diện tích tự nhiên.

Về đặc điểm đất đai

Toàn tỉnh chia thành 10 nhóm với 27 đơn vị đất. Trong đó, chủ yếu là các nhóm đất: Đất đỏ vàng chiếm 66,4%; đất xám bạc màu chiếm 11,7%; đất phù sa chiếm 10,5% diện tích tự nhiên.

Bên cạnh đó, các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sƣờn phía đông dãy Trƣờng Sơn. Các sông ngòi không lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lƣợng phù sa thấp, tổng trữ lƣợng nƣớc 5,2 tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Ở thƣợng lƣu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Ở đoạn đồng bằng, lòng sông rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa khô nguồn nƣớc rất nghèo nàn; nhƣng khi lũ lớn nƣớc tràn ngập mênh mông vùng hạ lƣu, gây ngập úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che

chắn nên thoát lũ kém. Trong tỉnh có bốn con sông lớn là: sông Côn, sông Lại Giang, sông La Tinh và sông Hà Thanh cùng các sông nhỏ nhƣ: đầm Châu Trúc hay sông Tam Quan. Ngoài các sông nói trên còn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng chịt thƣờng chỉ có nƣớc chảy về mùa lũ. Mạng lƣới các sông suối ở miền núi tạo điều kiện cho phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện. Độ che phủ của rừng đến nay chỉ còn khoảng trên 40% nên hàng năm các sông này gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá nghiêm trọng. Ngƣợc lại, mùa khô nƣớc các sông cạn kiệt, thiếu nƣớc tƣới.

Đồng thời, toàn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo đƣợc xây dựng để phục vụ mục đích tƣới tiêu trong mùa khô. Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn tại các huyện trong tỉnh nhƣ: hồ Hƣng Long (An Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hoài Ân); hồ Mỹ Bình (Hoài Nhơn); hồ Hội Sơn và Mỹ Thuận (Phù Cát); hồ Diêm Tiêu, Hóc Nhạn và Phú Hà (Phù Mỹ); hồ Thuận Ninh (Tây Sơn); hồ Núi Một (Vân Canh - An Nhơn); hồ Vĩnh Sơn, hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh),... Ngoài ra, Bình Định còn có một đầm nƣớc ngọt khá rộng là đầm Trà Ô (Phù Mỹ) và hai đầm nƣớc lợ là Đề Gi (Phù Mỹ - Phù Cát) và Thị Nại (Tuy Phƣớc - Quy Nhơn). Hệ thống hồ, đầm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp sử dụng nguồn vốn oda cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)