Hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm vi mô

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp sử dụng nguồn vốn oda cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 59 - 60)

- Cơ sở lý thuyết:

5. Kết cấu đề tài

2.3.2 Hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm vi mô

Trong những năm qua, nguồn vốn ODA cho NN&PTNT trên địa bàn đã góp phần tích cực vào phát triển KT - XH của tỉnh, đáp ứng nhu cầu bức thiết của địa phƣơng, góp phần thúc đẩy GRDP của tỉnh tăng trƣởng nhanh trong thời gian qua, thông qua các dự án nhƣ:

Phân cấp giảm nghèo nông thôn đầu tƣ cho xây dựng CSHT nông thôn, hỗ trợ sản xuất, xây dựng CSHT giúp PTNN&NT trên địa bàn tỉnh,... Dự án nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại giúp góp phần phòng ngừa thảm họa và cải thiện môi trƣờng sinh thái, góp phần giúp xóa đói giảm nghèo trong tỉnh,... Dự án xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung tại làng nghề sản xuất bún tƣơi thôn Ngãi Chánh, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn đã góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, đảm bảo đời sống sức khỏe cho ngƣời dân trong khu vực,... Nhìn chung, các dự án đầu tƣ xây dựng CSHT bằng nguồn vốn ODA không chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu bức thiết về CSHT cho vùng nông thôn mà còn có tác dụng giúp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cấp xã, phƣờng; tạo một bƣớc cơ bản trong việc tiến hành các chƣơng trình lớn về xóa đói giảm nghèo và có tác dụng giáo dục cho ngƣời dân ý thức về cộng đồng trách nhiệm.

Tổng nguồn vốn ODA thu hút đƣợc cho PTNN&NT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đạt 1.466.204 tỷ đồng, số vốn này đã góp phần tích cực trong hỗ trợ phát triển ngành NN&NT của địa phƣơng nhƣ: công cuộc xóa đói giảm nghèo; giúp xây dựng nông thôn mới của tỉnh đạt kết quả cao. Hầu hết, các dự án đều đƣợc hoàn thành theo đúng mục tiêu và tiến độ đề ra, với 7 dự án nông nghiệp xây dựng từ nguồn vốn ODA thì trong đó có 4 dự án đƣợc hoàn thành và phát huy hiệu quả dự án. Ngoài ra còn có 3 dự án đƣợc chuyển tiếp sang giai đoạn 2021 - 2025 nhƣ: dự án đầu tƣ xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đƣờng địa phƣơng (LRAMP) đã đƣợc thực hiện 70% khối lƣợng dự án; Dự án phục hồi và quản lý bảo vệ bền vững rừng phòng hộ (JICA2) đã đƣợc tiến hành 90% khối lƣợng dự án,...

Về nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trƣớc đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng các công cụ thủ công, ngƣời dân chƣa có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất nên năng suất của nhiều giống cây trồng và vật nuôi thấp, dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp và thu nhập của ngƣời dân không cao. Nhờ có nguồn vốn ODA mà hiện nay, việc PTNN&NT trên địa bàn tỉnh ngày càng đƣợc đổi mới và hoàn thiện. Nguồn vốn này, đã góp phần cải thiện đời sống KT – XH cho ngƣời dân trên địa bàn tỉnh thông qua các dự án: xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ cho ngƣời dân vay vốn để làm ăn (ví dụ: mua các

công cụ máy móc, thiết bị công nghệ để phục vụ cho việc trồng trọt nhƣ: máy gặt, máy cấy tại ruộng; máy xới đất,... hoặc hỗ trợ vốn cho ngƣời dân mua các giống vật nuôi); xây dựng các dự án giúp giảm chất thải nông nghiệp ra môi trƣờng và các dự án mang tính bền vững, ổn định cuộc sống của ngƣời dân. Bên cạnh đó, với việc hƣớng dẫn kỹ thuật từ các cán bộ cấp huyện, xã đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp ngƣời dân cải thiện đời sống. Đồng thời, các dự án cũng đã đóng góp tích cực vào việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới CSHT nông thôn để phục vụ đời sống ngƣời dân.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp sử dụng nguồn vốn oda cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)