● Strengths (điểm mạnh):
+ Sản phẩm chất lượng tốt với mức giá cạnh tranh: công ty cũng đưa ra một mức giá rất cạnh tranh cho sự đa dạng về mặt hàng và số lượng sản phẩm mà công ty cung cấp.
+ Định vị thương hiệu rõ ràng với chiến lược nhất quán: Đặc điểm nhận dạng của các sản phẩm mà Uniqlo cung cấp là sự nhất quán tại các thị trường – là nòng cốt để trở thành "1 thương hiệu quần áo toàn cầu thực sự đến từ châu Á". Đồ lót giữ nhiệt ở đất nước nhiệt đới như Singapore không khác gì sản phẩm bán ở vùng có khí hậu lạnh hơn như Melbourne. Điểm khác biệt duy nhất chỉ là cỡ ở châu Âu nhỉnh hơn so với châu Á.
+ Luôn cải tiến và đổi mới với những công nghệ vải hàng đầu: HEATTECH, AIRism...UNIQLO đã có được nhiều sản phẩm có công dụng thực sự đột phá. Đó là đồ lót giữ nhiệt hay những chiếc áo lông vũ siêu nhẹ. Trong vòng 2 năm sau khi ra mắt năm 2009, hãng đã bán ra hơn 11 triệu chiếc áo khoác lông vũ siêu nhẹ siêu ấm dễ dàng gấp gọn trong những chiếc túi bé xíu.
+ Sự hiện diện mạnh mẽ trên toàn cầu: Uniqlo có hơn 2,200 cửa hàng trên toàn cầu định vị mình là một thương hiệu quốc tế. Cả hai cửa hàng tại Việt Nam, trong tổng số 2,200 cửa hàng mà Uniqlo đã mở trên toàn cầu, đều thuộc diện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
● Weaknesses (điểm yếu):
+ Thiết kế không cập nhật theo xu hướng thời trang.
+ Thương hiệu: Hầu hết quần áo do Uniqlo cung cấp đều là quần áo trơn,không gắn logo trên các sản phẩm để tăng tính nhận diện giống như một số đối thủ (Zara, H&M,...) .Việc không có thương hiệu đã cản trở khả năng thu hút người tiêu dùng của Uniqlo.
28
+ Tiếp thị trực tuyến: công ty chưa khai thác triệt để hoạt động tiếp thị trực tuyến. Một số sản phẩm may mặc không được bán theo hình thức online.
● Opportunities (cơ hội):
+ Việt Nam là thị trường gần 100 triệu dân với nhu cầu hàng phổ thông rất cao, hiện giờ cũng chưa có nhiều thương hiệu nội địa “giá hợp lý”. Tăng trưởng thị trường – theo Statista, tốc độ tăng trưởng của thị trường may mặc tăng đều đặn 5- 6% mỗi năm.
+ Với thị hiếu tiêu dùng hàng ngoại, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng lựa chọn các sản phẩm thời trang nhanh đến từ các thương hiệu nước ngoài hơn. + Ecommerce: Thương mại điện tử hiện nay đang là xu hướng, khách hàng ưa chuộng mua sắm online.
● Threats (Thách thức):
+ Thị trường thời trang nhanh cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn (Zara, H&M,...)
+ Thị hiếu người tiêu dùng thường xuyên thay đổi, đòi hỏi thương hiệu phải liên tục đổi mới, thích nghi để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng
+ Quy định về luật pháp và kinh tế tại thị trường nước ngoài (Thuế, môi trường,...)