Bài học cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA UNIQLO VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM XU HƢỚNG TIÊU DÙNG FAST FASHION CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM (Trang 48 - 62)

Thực trạng về thương hiệu ngành dệt may Việt Nam

Nhìn chung, các doanh nghiệp may thường sử dụng một nhãn chung cho tất cả các sản phẩm trên tất cả các thị trường trong và ngoài nước, rất ít doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm tách rời với thương hiệu doanh nghiệp, ví dụ như: + Công ty May Phương Đông có 3 thương hiệu sản phẩm: F HOUSE, FUX và FUX MEN

+ Công ty Dệt Việt Thắng có 2 thương hiệu sản phẩm: THREE CAMELS và VIỆT THẮNG

+ Còn lại hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng tên công ty làm thương hiệu sản phẩm như Việt Tiến, Thành Công, Nhà Bè, May 10, Thăng Long,…

Thêm vào đó, công tác xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing của ngành dệt may Việt Nam hiện nay còn yếu, thụ động trước đối thủ cạnh tranh và nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng, công tác quảng bá thương hiệu cũng chưa có tính chủ động mà chủ yếu là các khách nước ngoài tự tìm đến, các hoạt động marketing thì vẫn còn rời rạc, thiếu tính hệ thống, sự chuyên nghiệp và sự tuân thủ các quy trình cũng như tạo ra sự khác biệt trong marketing quốc tế. Các hoạt động này chỉ dừng lại ở việc tham gia các hội chợ thương mại, quảng bá tên tuổi thông qua các nhà trung gian mà không nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu gia công theo hợp đồng và bán sản phẩm trên thị trường dưới thương hiệu của các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc các nhà bán lẻ nên không chủ động được vấn đề thương hiệu sản phẩm. Đây cũng là lý do vì sao dệt may Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu và vị thế trên thị trường thế giới.

Bài học cho ngành dệt may Việt Nam trong chiến lược marketing từ Uniqlo

Chiến lược sản phẩm

+ Uniqlo luôn đặt yếu tố chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Điều này giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thấy được rằng cần ngay lập tức nâng cao chất lượng sản phẩm của mình bằng cách: nâng cao chất lượng nguyên phụ liệu, đầu tư

49

xây dựng một số nhà máy sản xuất tơ sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm, chất phụ trợ nhằm thay thế một phần nguyên phụ liệu đang nhập khẩu để phục vụ sản xuất tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, áp dụng quy trình quản lý chất lượng ISO triệt để nhằm quản lý đúng mực chất lượng và quy trình tạo sản phẩm.

+ Yếu tố công nghệ cũng được Uniqlo áp dụng, tuy chưa đạt được hiệu quả cao tại Việt Nam nhưng tiềm năng của nó cũng rất lớn, vì thế, chúng ta cũng có thể nghiên cứu áp dụng công nghệ mới cho quá trình sản xuất. Ngoài ra, việc sử dụng các nguyên phụ liệu thân thiện với môi trường cũng đang rất phù hợp với xu hướng hiện nay.

+ Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng dệt may cần thiết kế mặt hàng với mẫu mã phù hợp theo từng mùa, từng phong cách định hình của đối tượng khách hàng nhắm đến.

 Tìm kiếm các giải pháp làm ra sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường và xây dựng nền tảng hệ sinh thái xanh là những bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp xu hướng thế giới, thu hút nhà đầu tư để bước ra thị trường quốc tế.

Gần đây, chiến lược “xanh” đang được nhiều doanh nghiệp Việt hiện thực hóa, dù không hề đơn giản. Không thải rác vào thiên nhiên. Việt Tiến là công ty Việt tiên phong sử dụng chất liệu bamboo - loại sợi vải đặc biệt tổng hợp từ bột cây tre.

Theo Quỹ đầu tư The Good Fashion, ngành thời trang đang bị nhiều chỉ trích vì những tác động tiêu cực tới môi trường. Một số hãng thời trang nhận ra việc cần phải thay đổi để đáp ứng xu thế sản xuất bền vững hơn. H&M sử dụng 20% nguyên liệu tái chế trong sản xuất quần áo. Uniqlo có dòng sản phẩm DryEX sáng tạo từ vỏ chai nhựa tái chế (PET bottle) thành sợi vải khô nhanh.

Việt Tiến, thương hiệu thời trang hàng đầu Việt Nam cho ra bộ sưu tập chất liệu “xanh” là bamboo và tencel. Bamboo là loại sợi vải đặc biệt ứng dụng công nghệ sinh học chiết xuất từ cây tre; tencel được dệt từ bột gỗ của cây trồng tự nhiên. Tencel được tái sử dụng gần 100%, do đó, giảm thiểu lượng nước và năng lượng trong sản xuất.

50

“Thông qua bộ sưu tập chất liệu “xanh” với bamboo và tencel, Việt Tiến mong muốn tạo ra phong cách cho khách hàng đi đôi với giá trị ý thức. Nó cũng minh họa cho việc thời trang đàn ông không chỉ tinh tế, lịch lãm mà còn gánh vác trách nhiệm bảo vệ môi trường”, ông Tiến nói.

Giá thành tăng khi chuyển đổi nguyên liệu là điều mà doanh nghiệp này phải đối mặt, vì các nguyên liệu trên rất đắt đỏ, đồng nghĩa với đội giá, làm giảm năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược xúc tiến

+ Hoạt động xúc tiến muốn đạt được thành công phải đáp ứng đủ 4 yếu tố: đúng đối tượng, đúng công cụ, đúng thông điệp và đúng cách thể hiện. Doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến việc tạo hình ảnh thương hiệu tại điểm phân phối, trưng bày sản phẩm bằng cách: xây dựng mô hình thương hiệu dựa trên nền tảng 3 yếu tố chính là “ phù hợp”, “khác biệt” và “tin cậy”. “ Phù hợp” tức là đáp ứng được mong muốn của khách hàng và chủ sở hữu thương hiệu, “ khác biệt” tức là doanh nghiệp phải nêu được xu hướng sắp tới và hiểu đối thủ cạnh tranh hiện tại, tiềm ẩn, từ đó xác định người tiêu dùng đến với thương hiệu của mình vì những giá trị gì. Cuối cùng, “tin cậy” tức là thương hiệu phải thiết lập được công cụ hoặc thông điệp đối thoại với khách hàng một cách chuyên nghiệp, kiên trì và nhất quán.

+ Sử dụng và khai thác tốt mạng xã hội như Facebook, Instagram trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình, đồng thời xây dựng thêm các kênh kinh doanh bán hàng online để thuận tiện hơn trong việc cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng.

51

KẾT LUẬN

Việt Nam được dự báo sẽ trở thành điểm đến tiềm năng của nhiều hãng thời trang trên thế giới với giá trị thị trường thời trang được dự báo tăng 7.9%/năm giai đoạn 2020 – 2025. Thông qua bài nghiên cứu xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thời trang nhanh của người tiêu dùng Việt Nam – thực tiễn chiến lược Marketing của Uniqlo và Bài học cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, nhóm đã xây dựng được mô hình nghiên cứu và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhãn hiệu thời trang nhanh của người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với đó, nhóm đã làm rõ chiến lược Marketing tại Việt Nam của Uniqlo và tìm ra insight khách hàng của Uniqlo. Qua đó cũng đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dần vươn lên, có chỗ đứng trong ngành thời trang nhanh nước nhà.

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.slideshare.net/DanielSherrington/uniqloreport-43639581 2. https://www.essay48.com/term-paper/13754-UNIQLO-Porter-Five-Forces 3. https://ivypanda.com/essays/uniqlo-marketing-analysis/ 4. https://www.marketing91.com/marketing-strategy-of-uniqlo/ 5. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.KD.ZG?locations=VN 6. http://baochinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Chien-luoc-quoc-gia-ve-Cach- mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-den-nam-2030/394217.vgp 7. https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/vi/topics/ethnic-minorities-and- indigenous-people/ 8. https://qandme.net/vi 9. https://qandme.net/vi/baibaocao/xu-huong-thi-truong-nguoi-tieu-dung-viet-nam- 2019.html 10. https://qandme.net/vi/baibaocao/cac-thuong-hieu-thoi-trang-viet-pho-bien.html 11. https://wearesocial.com/ 12. https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong-hop-cac-fta-cua-viet-nam-tinh-den- thang-112018

53

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT

Nhóm đã thực hiện khảo sát bằng hình thức online qua Google Biểu mẫu theo

đường link:

https://docs.google.com/forms/d/1hle4TcbCFvt82YVIeqtgNxOlUtgO5jTQEyucYta _85A/edit

54

PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Kết quả khảo sát được thể hiện trong đường link dưới đây: https://docs.google.com/forms/d/1hle4TcbCFvt82YVIeqtgNxOlUtgO5jTQEyucYta _85A/edit#responses

55

56

Ảnh 3: Kết quả khảo sát về mức độ nhận diện các thương hiệu thời trang nhanh

57

Ảnh 5: Kết qảu khảo sát về công cụ tìm kiếm thông tin khi lựa chọn sản phẩm thời trang nhanh

Ảnh 6: Kết quả khảo sát về mức độ lựa chọn các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường

58

Ảnh 7: Kết qảu khảo sát về mực độ lựa chọn sản phẩm thời trang nhanh khi mua sắm

59

Ảnh 9: Kết quả khảo sát về ý định mua sản phẩm khi có tác động từ bên ngoài

60

Ảnh 11: Mức độ nhận diện thương hiệu Uniqlo

61

Ảnh 13: Thương hiệu Uniqlo trong mindset người được khảo sát

62

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA UNIQLO VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM XU HƢỚNG TIÊU DÙNG FAST FASHION CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM (Trang 48 - 62)