Phương pháp nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA UNIQLO VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM XU HƢỚNG TIÊU DÙNG FAST FASHION CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM (Trang 29 - 32)

Thời trang nhanh bùng nổ từ những năm 1960, thu hút rất đông người mua sắm, chủ yếu do mẫu mã đa dạng, tốc độ thay đổi nhanh, giá cả vừa phải. Tại Việt Nam, mãi đến những năm 2.000 một số doanh nghiệp trong nước mới khuấy động thị trường như Blue Exchange, Ninomaxx, PT 2000, Maxx Style, N&M, Sifa, hay Sea Collection. Các cửa hàng liên tục được mở ra tại nhiều thành phố, song song với giai đoạn tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người, cùng xu hướng thích thời trang nhanh trong giới trẻ hình thành và lan rộng. Tuy nhiên, hầu hết các thương hiệu này hiện đã thu hẹp quy mô kinh doanh, cùng với

30

làn sóng mới của các thương hiệu thời trang nhanh toàn cầu thâm nhập thị trường Việt Nam.

Trong nhiều hội thảo, đại diện các doanh nghiệp may mặc Việt Nam thường phàn nàn giới trẻ bị cuốn vào xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế giới, cuồng hàng hiệu từ nước ngoài. Trước khi những hãng này có cửa hàng tại Việt Nam, giới trẻ sẵn lòng săn hàng từ nước ngoài về, hoặc đều “lùng” mua các thương hiệu này bất cứ dịp nào đi nước ngoài. Điều này tạo cơ hội lớn cho các thương hiệu quốc tế như Zara, H&M hay UNIQLO, khi tham gia thị trường Việt Nam và tạo nên những thay đổi lớn nhờ lợi thế thiết kế bắt mắt, tốc độ ra mắt sản phẩm nhanh và giá cạnh tranh. Công ty nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI) dự báo, tốc độ chi tiêu của người Việt cho thời trang tăng trưởng trung bình năm ở mức 10% giai đoạn 2017 - 2021 so với 7% của các năm trước đó, và người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng quan tâm chi tiêu mạnh tay đối với các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài. Chính vì vậy mà các thương hiệu thời trang nhanh vẫn đang có cơ hội phát triển tại Việt Nam trong vài năm tới.

Hình 9: Các thương hiệu thời trang nhanh nước ngoài ở Việt Nam

⮚ Mức độ nhận diện của các nhãn hiệu fast fashion và hình ảnh thương hiệu của Uniqlo:

Khảo sát được thực hiện với mẫu là 388 người, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, trong độ tuổi từ 18-39. Dữ liệu được thu thập vào tháng 11 năm 2018 cho ra kết quả sau:

31

Hình 10: Biểu đồ thể hiện mức độ nhận diện thương hiệu thời trang nhanh của người Việt

Hình 11: Biểu đồ thể hiện sự nhận thức thương hiệu của Uniqlo tại Việt Nam

Nhìn chung:

● Chi tiêu cho thời trang của người Việt ở mức 350,000 VND một tháng

● Trong các nhãn hiệu fast fashion, ZARA, H&M và Mango là những nhãn hiệu được nhận diện nhiều nhất

32

● Uniqlo được nhận diện bởi 55% số người trả lời, nhờ vào hiệu ứng của mạng internet, đại sứ thương hiệu và truyền miệng

● Tất cả các nhãn hàng fast fashion lớn được nhận diện bởi nữ giới nhiều hơn nam giới

● Uniqlo được gắn với chất lượng, trong khi ZARA và H&M được biết đến nhiều hơn bởi tính thời trang và thiết kế tốt.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA UNIQLO VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM XU HƢỚNG TIÊU DÙNG FAST FASHION CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM (Trang 29 - 32)