Quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển do nguồn

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 32 - 33)

môi trường biển do nguồn ô nhiễm từ đất liền

PHẠM THỊ GẤM

Vụ Chính sách và Pháp chế Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Biển và đại dương đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và nguồn ô nhiễm chủ yếu là từ đất liền với khoảng 80% tổng số ô nhiễm vào biển và đại dương. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường (ÔNMT) biển do nguồn từ đất liền (LBS), các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã xây dựng và thông qua nhiều cam kết quốc tế bắt buộc và không bắt buộc về mặt pháp lý ở toàn cầu và ở cấp khu vực.

Ở cấp độ toàn cầu, bên cạnh Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và một số điều ước quốc tế liên quan, thì một loạt các thỏa thuận quốc tế đã được thông qua, trong đó có nội dung về BVMT biển do LBS như Chương trình Nghị sự 21; Tuyên bố Washingon và Chương trình hành động toàn cầu về BVMT biển do LBS năm 1995 (GPA), Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, các quốc gia đã nỗ lực xây dựng và thông qua các cam kết quốc tế ở khu vực và triển khai thực hiện ở cấp độ quốc gia. Thông qua kinh nghiệm của Israel, Ôxtrâylia và Bangladesh trong việc nỗ lực ở cấp quốc gia, hợp tác khu vực, toàn cầu về BVMT biển do LBS sẽ là bài học quý cho Việt Nam.

1. ISRAEL

Vùng biển Israel nằm ở khu vực biển Địa Trung Hải có các nguồn năng lượng tiềm năng to lớn và là nguồn chính để sản xuất

nước cho tiêu dùng và chứa đựng các tài nguyên thiên nhiên, di sản có giá trị. Tuy nhiên, các hoạt động phát triển kinh tế từ đất liền đã và đang đe dọa đến môi trường biển của nước này. Một loạt các giải pháp đồng bộ đã được Chính phủ Israel quan tâm, cụ thể:

Tham gia các cam kết toàn cầu

Mặc dù Israel chưa phải là thành viên của UNCLOS, tuy nhiên, Chính phủ Israel tham gia hầu hết các hội nghị, hội thảo quốc tế quan đến LBS và các cam kết quốc tế không bắt buộc liên quan đến LBS. Chính phủ Israel tham gia và thông qua Chương trình Nghị sự 21 và Chương trình Nghị sự 2030. Chính phủ Israel cũng tham dự và thông qua Tuyên bố Washington và GPA, đồng thời tham gia Hội nghị liên Chính phủ đánh giá việc thực hiện GPA và ra các tuyên bố vào năm 2001, 2007 và 2018.

Tham gia cam kết và hợp tác khu vực

Israel là một trong những quốc gia ở khu vực biển Địa Trung Hải, nơi được xem là khu vực đầu tiên xây dựng các khung khổ pháp lý ở khu vực để kiểm soát ô nhiễm (KSÔN) môi trường biển do LBS. Công ước về BVMT biển và vùng ven biển Địa Trung Hải được ban hành năm 1995 (Công ước Barcelona) và có hiệu lực từ ngày 9/7/2004. Công ước này được sửa đổi từ Công ước bảo vệ biển Địa Trung Hải chống ô nhiễm thông qua năm 1976.

dài hạn trong chế độ giám sát và truy cập công khai vào dữ liệu. NPA cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải kết hợp các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng địa phương trong các nỗ lực giám sát và làm sạch. Đồng thời, NPA đã xác định các mục tiêu và nội dung cụ thể để giải quyết các vấn đã được xác định, gồm: Kế hoạch hành động chi tiết để giảm thiểu ô nhiễm và chất thải trong các nguồn nước ven biển; Kế hoạch hành động chi tiết để giảm thiểu ô nhiễm do thoát mặt đô thị; Kế hoạch hành động chi tiết cho các điểm nóng/Khu vực nhạy cảm.

Xây dựng và tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật

Hiếm có quốc gia nào như Israel thông qua một đạo luật riêng về ô nhiễm biển do LBS. Ngay từ năm 1988, Israel đã thông quan Luật Phòng chống ô nhiễm biển do LBS, trong đó quy định việc nghiêm cấm xả chất thải và nước thải ra biển trong mọi trường hợp khi có các biện pháp thay thế thích hợp cho môi trường thực tế và kinh tế để xử lý hoặc tái sử dụng trên đất liền. Luật cũng ủy quyền cho một ủy ban liên bộ do Bộ BVMT chủ trì cấp giấy phép cho các cơ sở xả nước và nước thải ra biển khi không có giải pháp thay thế tốt hơn như: Kết nối với hệ thống nước thải đô thị; Tái chế các chất liệu; Xử lý chất liệu tại nguồn... Một cơ sở được cấp giấy phép xả thải, họ vẫn có nghĩa vụ xử lý nước thải, thông qua việc sử dụng công nghệ có sẵn tốt nhất trước khi xả nó.

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)