CHO VIỆT NAM
Mỗi quốc gia tùy theo điều kiện về nguồn lực, khoa học kỹ thuật, ban hành các chính sách, pháp luật ở các thời điểm
khác nhau để hướng tới việc kiểm soát hiệu quả LBS gây ra ÔNMT biển. Các quốc gia, cụ thể như Ôxtrâylia, Israel và Bangladesh đều là các quốc gia rất chủ động và tích cực trong việc giải quyết ô nhiễm biển do LBS. Sau đây là một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Việc tham gia các cam kết quốc tế và hợp tác khu vực về BVMT do LBS
Các quốc gia Ôxtrâylia, Israel và Bangladesh có quốc gia tham gia đầy đủ các cam kết quốc tế toàn cầu BVMT biển do LBS, có quốc gia không tham gia đầy đủ, tuy nhiên, các quốc gia này lại tích cực tham gia các điều ước quốc tế ở khu vực và các thỏa thuận quốc tế không bắt buộc ở khu vực. Có thể thấy, các quốc gia này rất quan tâm đến các cam kết quốc tế toàn cầu và khu vực có các khuyến nghị cụ thể để giải quyết ô nhiễm biển do LBS. Đây được xem là điểm quan trọng và thực chất trong việc BMVT biển do LBS của các quốc gia này để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển xuyên biên giới trong khu vực. Đây được xem là kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam để tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực thông qua việc xây dựng và thực hiện các thỏa thuận khu vực sẽ đóng vai trò then chốt trong việc BVMT biển ở khu vực, trong đó có vùng biển của Việt Nam.
Thực hiện việc BMVT biển do LBS ở cấp quốc gia
Thứ nhất, việc đầu tư nguồn lực để thực hiện việc điều tra, nghiên cứu để làm rõ được đâu là các tác nhân chính từ đất liền gây ra ÔNMT biển, hoạt động nào từ đất liền đã và đang đóng phần lớn trong nguồn ô nhiễm biển là các công việc công việc rất quan quan trọng
TRAO ĐỔI - DIỄN ĐÀN
của các quốc gia. Việc xác định được các nguyên nhân để xảy ra các hiện trạng ô nhiễm biển sẽ là cơ sở nền tảng để hoạch định chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện về nguồn lực của quốc gia mình, từ đó có những điều chỉnh chính sách phù hợp để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường biển. Kinh nghiệm này thể hiện rất rõ ràng ở Israel khi quốc gia này đánh giá đầy đủ hiện trạng, nguồn gốc và nguyên nhân của các nguồn gây ô nhiễm biển do LBS và từ đó đề xuất các cơ chế, chính sách trọng tâmvà đưa ra lộ trình phù hợp với nguồn tài chính để giải quyết vấn đề. Đây là bài học thiết thực cho Việt Nam, trong bối cảnh Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ để đánh giá được hiện trạng ô nhiễm biển do LBS và với nguồn lực hạn chế.
Thứ hai, việc xây dựng và thông qua các hành động cụ thể ở cấp quốc gia để BVMT do LBS là rất cần thiết để có mục tiêu, nội dung cụ thể nhằm từng bước phòng ngừa, ngăn chặn, giảm bớt ô nhiễm biển do LBS. Đây là được xem là thực tiễn tốt từ các quốc gia. Các quốc gia như các nước Bangladesh và Israel đã xây dựng kế hoạch hành động riêng để giải quyết các nguồn ô nhiễm biển chính từ LBS với các hoạt động ưu tiên cho các giai đoạn cụ thể phù hợp với nguồn tài chính. Trong khi Ôxtrâylia cũng xây dựng kế hoạch quốc gia, tuy nhiên, kế hoạch này chủ yếu là mang tính chất khung vừa tổng hợp thống nhất lại các hoạt động cụ thể, vừa hoạch định các hoạt động, dự án mới để đảm bảo mục tiêu của quốc gia trong việc bảo vệ môi trường biển do LBS.
Thứ ba, việc đảm bảo nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chính sách, pháp luật, các sáng kiến, các hành động cụ thể sẽ đảm bảo việc kiểm soát hiệu quả ô nhiễm biển do LBS để phát triển bền vững tài nguyên biển là một trong những nhân tố then chốt. Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển khác việc thực thi các chính sách, pháp luật hiện hành rất yếu do không đảm bảo nguồn tài chính và nhân lực tương xứng và phù hợp để thực hiện. Đây là bài học cho Việt Nam để đánh giá hiệu quả thực hiện các chính sách, pháp luật hiện hành để từ đó có định hướng phù hợp cho thời gian tới.
KẾT LUẬN
ÔNMT biển, đại dương đã và đang là vấn đề toàn cầu, không còn phải là việc của từng quốc gia hay từng khu vực. Một số quốc gia như Ôxtrâylia, Israel và Bangladesh đã tích cực tham gia các cam kết quốc tế toàn, nỗ lực cùng với các quốc gia trong khu vực và đặc biệt chú trọng ở cấp độ quốc gia để từng bước giải quyết vấn đề ÔNMT biển do LBS. Kinh nghiệm của các quốc gia này cung cấp cơ sở thực tiễn để Việt Nam có thể nghiên cứu, học hỏi để có các giải pháp phù hợp cho thực tế ở Việt Namn