MÔI TRƯỜNG & PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 48 - 49)

cao trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 1.000 loài cá nước ngọt; 7.000 loài động vật không xương sống dưới biển; khoảng 2.500 loài cá và xấp xỉ 50 loài rắn, rùa, thú biển. Trong đó, nguồn tài nguyên ĐVHD là nguồn gen di truyền quý giá với hàng triệu năm hình thành, tích lũy. Số lượng các loài sinh vật nhiều, sinh khối lớn. Tính bình quân trên 1 km2, lãnh thổ Việt Nam có 4,5 loài thực vật, gần 7 loài động vật, với mật độ hàng chục nghìn cá thể. Do vậy, có thể nói, Việt Nam là một trong những nơi có mật độ đậm đặc các loài sinh vật sinh sống so với thế giới.

Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang đối diện với nguy cơ suy thoái ĐDSH và mất cân bằng sinh thái diễn ra mạnh mẽ, có xu hướng gia tăng theo sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, không bảo đảm cho việc tái tạo lại. Ngoài ra, công tác quản lý bảo tồn ĐDSH thời gian qua còn nhiều bất cập về quy định pháp luật, chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý. Hệ thống các

chính sách, quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn loài nói riêng chưa đồng bộ.

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc suy giảm ĐDSH chính là nạn săn bắt, buôn bán ĐVHD trái phép. Từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới buôn bán ĐVHD bất hợp pháp toàn cầu. Những năm gần đây, khi mức sống của người dân được cải thiện, Việt Nam đã trở thành quốc gia tiêu thụ ĐVHD. Nhiều loài ĐVHD nguy cấp như hổ, gấu, tê tê, rùa nước ngọt, rắn và kì đà bị săn bắt ráo riết do nhiều người tin rằng, chúng có công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực và chữa các bệnh nan y. Chính vì vậy, hành động khẩn cấp và mang tính quyết định là cần thiết để bảo vệ, bảo tồn, duy trì các nguồn gen, loài, HST, quản lý, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh học của Việt Nam.

Việc chung tay góp sức của cộng đồng cùng bảo tồn tài nguyên và ĐDSH bằng những hành động đơn giản như sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật về ĐDSH, không khai thác, buôn bán, lưu giữ, tiêu thụ ĐVHD nguy cấp; không nuôi trồng, phóng thích các loài ngoại lai xâm hại; gìn giữ các tri thức truyền thống về bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, giống cây trồng, vật nuôi bản địa, bảo vệ nguồn nước, tích cực tham gia BVMT, bảo vệ rừng, cảnh quan thiên nhiên… góp phần phát triển đất nước theo định hướng nền kinh tế xanh, chủ động ứng phó với BĐKHn

Ngày Môi trường thế giới năm 2020 diễn ra trong bối cảnh nhiều quốc gia đang tiến hành cách ly xã hội. Đây cũng là cơ hội để chúng ta suy nghĩ về những gì mà con người đã gây ra với môi trường. Đại dịch COVID-19 nhắc nhở rằng, sức khỏe của con người có liên quan đến sức khỏe của Trái đất. Virus corona là hợp tử, có nghĩa là chúng lây truyền giữa động vật và con người. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những loại virus tương tự đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 60% các bệnh truyền nhiễm được biết đến ở người có nguồn gốc từ động vật, trong đó 75% trong số đó là những bệnh truyền nhiễm khẩn cấp.

Nhiều nhà khoa học cũng dự đoán rằng, nếu chúng ta không thay đổi hành vi để BVMT sống của các loài động vật hoang dã (ĐVHD), thì trong tương lai con người sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bùng phát các loại virus mới. Do vậy, để ngăn chặn sự gia tăng của các đại dịch mới, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ HST và ĐVHD, bằng cách ngăn chặn việc mất môi trường sống, buôn bán bất hợp pháp, ô nhiễm môi trường và BĐKH.

Ý NGHĨA CỦA CHỦ ĐỀ ĐDSH ĐỐI VỚI VIỆT NAM VIỆT NAM

Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật quốc tế ghi nhận, Việt Nam là một trong 16 nước có tính ĐDSH cao trên thế giới, với nhiều kiểu HST, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú, đặc hữu đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người, đóng góp to lớn cho nền kinh tế, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo Báo cáo quốc gia về ĐDSH, Việt Nam có khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật bậc

VÔ nhiễm môi trường là nguyên nhân chính gây mất ĐDSH, tàn phá môi trường HST nước ngọt và đại dương

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)