NHÌN RA THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 62 - 63)

lượng khí thải trong tháng qua thấp hơn khoảng 25% so với bình thường.

Theo một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu khoa học về chính sách năng lượng và khí hậu tại Anh, các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của coronavirus tại Trung Quốc đã dẫn đến việc sụt giảm sản lượng từ 15% - 40% trong các lĩnh vực công nghiệp chính, với mức giảm tổng phát thải khí nhà kính khoảng 25% dưới mức bình thường trong suốt tháng 2/2020 tại Trung Quốc.

Theo số liệu chính thức của Bộ Môi trường và Sinh thái Trung Quốc, nồng độ các hạt bụi mịn lơ lửng trong không khí - tác nhân chính gây hại tới phổi, giảm gần 15% tại hơn 300 thành phố của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2020. Lượng phát thải tại thành phố Thượng Hải đã giảm gần 20% trong quý đầu tiên của năm trong khi mức phát thải trung bình của Bắc Kinh không tăng trong ba tháng đầu năm 2020. Ở Vũ Hán, nơi bùng phát đại dịch, hàm lượng bụi mịn trung bình trong không khí giảm hơn một phần ba. Hà Bắc, tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc cũng ghi nhận nồng độ hạt bụi mịn (PM2.5) giảm 15,7% trong bốn tháng đầu tiên của năm 2020. Cùng với đó, số ngày “bầu trời trong xanh” đã tăng 6,6 điểm phần trăm trong quý I/2020. Đó là một con số không ai dám nghĩ tới bởi những mục tiêu đã đặt ra cho toàn bộ giai đoạn 2016 - 2020 chỉ là 3,3 điểm phần trăm.

Trung Quốc đã từng bước nới lỏng “lệnh đóng cửa” tại một số thành phố kể từ cuối tháng 3/2020 và việc nối lại hoạt động kinh tế bình thường đã không dẫn đến sự suy giảm đáng kể chất lượng không khí cho đến nay. Điều này cũng có thể là kết quả từ những nỗ lực rất lớn của Trung Quốc trong cuộc chiến chống ô nhiễm không khí được bắt đầu từ năm 2014 với hàng loạt vi phạm các quy định về môi trường gây bùng phát ô nhiễm khói bụi ở Bắc Kinh và các khu vực khác đã bị trừng phạt nghiêm khắc.

Hiện Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch chống khói bụi mới với mục tiêu giảm thiểu mức độ ô nhiễm tầng ozone do lượng phát thải ngày càng lớn từ xe cộ, gia tăng nguy cơ cho sức khỏe con người và môi trường.

HOA KỲ: CORONAVIRUS GÂY TRỐNG VẮNG ĐƯỜNG CAO TỐC, GIÚP CẢI THIỆN CHẤT ĐƯỜNG CAO TỐC, GIÚP CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ CÁC ĐÔ THỊ

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Hoa Kỳ (NOAA) gần đây đã công bố số liệu cho thấy, chất lượng không khí của Hoa Kỳ đã được cải thiện đáng kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng coronavirus, làm giảm mật độ giao thông trên các tuyến đường cao tốc, mang lại viễn cảnh về “bầu trời trong xanh với đại đa số các phương tiện giao thông chạy bằng điện”. Qua số liệu thu thập từ

các trạm quan trắc trên mặt đất, hàng không và vệ tinh, các nhà nghiên cứu của NOAA cho biết, đã ghi nhận sự sụt giảm từ 25% - 30% lượng khí nitơ oxit (NO) từ khói thải động cơ cùng với sự cắt giảm lớn các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và khí nhà kính ở hai vùng đông dân cư là Đông Bắc Hoa Kỳ và khu vực Colorado.

Dự án với tên gọi “Nghiên cứu chất lượng không khí Covid-19” tập trung vào hai khu vực khác nhau của đất nước, đã phác họa ra bức tranh tương lai tích cực về chất lượng không khí đô thị Hoa Kỳ, khi các phương tiện giao thông vận tải chạy bằng nhiên liệu hóa thạch được thay thế bằng phương tiện chạy điện.

Xinrong Ren, một nhà nghiên cứu tại NOAA cho rằng, cần phải rút ra bài học từ việc “đóng cửa vì coronavirus” này. Ông hy vọng các khu vực đô thị của Hoa Kỳ sẽ có được những cải thiện tương tự về chất lượng không khí nếu một nửa số lượng phương tiện giao thông vận tải tại Hoa Kỳ được chuyển sang sử dụng năng lượng điện thay vì nhiên liệu xăng dầu.

Ngành giao thông vận tải đóng góp lớn nhất lượng khí thải nhà kính ở Hoa Kỳ. Khi các trường học và doanh nghiệp đóng cửa, việc đi lại giảm có thể tạm thời giảm lượng khí thải carbon trong các cộng đồng nơi mọi người đang dành nhiều thời gian ở nhà hơn. Các nhà nghiên cứu của NOAA cho biết, họ đã phân tích, so sánh các số liệu về mức độ ô nhiễm những năm gần đây của Hoa Kỳ với dữ liệu được ghi lại trong giai đoạn Covid-19 để đưa ra các mức cắt giảm ước tính. Chẳng hạn, dọc hành lang I-95 từ Boston đến Washington, đã phát hiện mức giảm phát thải NO từ 25% - 30% và giảm phát

thải CO2 từ 15% - 20% khi mật độ phương tiện giảm một nửa so với lúc cao điểm.

Theo Cơ quan nghiên cứu của Hoa Kỳ về cơ sở dữ liệu phát thải và khí quyển toàn cầu (EDGAR), giao thông vận tải là nguồn phát thải của khoảng 43% lượng khí NO và 29% lượng khí CO2 của quốc gia. Phát hiện sơ bộ từ Phòng thí nghiệm của NOAA ở Boulder cho thấy, nồng độ các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi đo được trong tháng 4/2020 ở Front Range - nơi có các thành phố đông dân nhất của bang Colorado, chỉ bằng một nửa so với tháng 4/2018. Lượng carbon monoxide (CO) và NO cũng giảm khoảng 30% so với mức đo được trung bình hàng tháng trong giai đoạn từ 2010 - 2019.

NOAA cho biết, sẽ tiếp tục quan trắc lượng khí thải vào mùa hè, khi các tiểu bang và thành phố mở cửa, doanh nghiệp hoạt động trở lại để có thể làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của giao thông đường bộ đối với chất lượng không khí đô thị.

Có thể thấy, các nghiên cứu khoa học trong đại dịch Covid-19 đã chỉ ra một thực tế rõ ràng và chưa từng xảy ra trước đây về những lợi ích môi trường từ việc giảm mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Đây có thể sẽ là hướng tiếp cận mới cho các nhà hoạch định chính sách, ngành công nghiệp, dịch vụ… trong cuộc chiến ứng phó với biến đổi khí hậu mà toàn thế giới đang phải đối mặt, không phải theo hướng buộc mọi người phải ngồi ở nhà hoặc hạn chế các hoạt động kinh tế… mà là phải thay đổi nhận thức cũng như cách thức quản lý hướng tới sự phát triển giao thông, năng lượng sạch, bền vữngn

ĐỖ HOÀNG

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)