Vệ sinh môi trường nông thôn sau 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 57 - 58)

thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

ĐỖ THỊ XUÂN THƠ

Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia

Qua 10 năm thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp trên cả nước và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao. Đặc biệt, công tác vệ sinh môi trường nông thôn đã có bước đột phá lớn, nhất là vấn đề xử lý rác thải khu dân cư và cải tạo cảnh quan nông thôn Xanh - Sạch - Đẹp.

QUẢN LÝ CHẤT THẢI, RÁC THẢI TRONG XÂY DỰNG NTM: TIẾP CẬN TỪ CỘNG XÂY DỰNG NTM: TIẾP CẬN TỪ CỘNG ĐỒNG CƠ SỞ

Nhận thức được tầm quan trọng trong xử lý môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn, nhiều địa phương đã ưu tiên bố trí nguồn lực cũng như tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt. Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG, đến nay, đã có 59/63 tỉnh, thành phố phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) trên địa bàn; 42/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch xử lý rác thải tập trung ở nông thôn, trong đó có một số địa phương nhân rộng, triển khai trên toàn tỉnh như Nam Định, Đồng Nai, Hà Tĩnh…; 16/63 tỉnh, thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư các nhà máy xử lý CTR nông thôn quy mô liên huyện và cấp tỉnh. Bên cạnh đó, hoạt động phân loại rác tại nguồn được nhiều địa phương triển khai tích cực. Đặc biệt, ở tỉnh Hà Tĩnh, việc phân loại rác thải nông thôn tại nguồn được thực hiện từ hộ gia đình hoặc tập trung ở các khu sản xuất nông nghiệp. Hiện có hơn 71.000 hộ dân thực hiện phân loại rác tại nguồn và hơn 30.000 hộ đã được tập huấn sử dụng chế phẩm sinh học ủ phân hữu cơ tại nhà. Đặc biệt, toàn tỉnh đã xây dựng được gần 300 mô hình ủ phân vi sinh tập trung.

Quy mô và biện pháp xử lý chất thải nông thôn cũng có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh các biện pháp xử lý truyền thống như chôn lấp, sản xuất phân compost, viên nhiên liệu, phương pháp thiêu đốt thu hồi năng lượng để phát điện đã bắt đầu được áp dụng và đem lại hiệu quả. Điển hình như tỉnh Cần Thơ đã đưa vào sử dụng Nhà máy xử lý CTR sinh hoạt phát điện tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai. Đây là nhà máy điện rác sinh hoạt đầu tiên được đưa vào khai thác, với công suất 400 tấn/ngày tương ứng công suất phát điện 120.000 Kwh. Hay tại Quảng Bình, Công ty TNHH Phát triển dự án Việt Nam đã thực hiện công nghệ phân loại và xử lý rác thải, sản xuất biogas, phân bón hữu cơ với công suất 245 tấn/ngày…

Về nước thải sinh hoạt, cả nước hiện có 3.210 xã và 19,5

nghìn thôn có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt (chiếm 35,8% tổng số xã và 24,4% tổng số thôn), trong đó các tỉnh Hà Tĩnh, Thái Nguyên, An Giang đã thí điểm mô hình xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn quy mô hộ gia đình, liên hộ theo hình thức phân tán hoặc bán tập trung. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, hầu hết các hộ gia đình nông thôn chỉ áp dụng biện pháp xử lý sơ bộ (bể phốt) đối với nước thải từ nhà vệ sinh (nước đen), phần nước thải còn lại từ các hoạt động sinh hoạt khác (nước xám) hầu như không được thu gom, xử lý.

Công tác thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng được đặc biệt quan tâm. Hiện 48 tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo về hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; 42 tỉnh, thành phố có 57.910 bể thu gom, trong đó, nổi bật nhất VCon đường ngập tràn sắc hoa là hình ảnh quen thuộc

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)