Đa dạng sinh học (ĐDSH) cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu hỗ trợ sự sống trên Trái đất

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 47 - 48)

tầng thiết yếu hỗ trợ sự sống trên Trái đất và phát triển của loài người. Liên hợp quốc lựa chọn chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2020 là “Hành động vì thiên nhiên” (Time for Nature) kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ ĐDSH. Đây cũng là thời điểm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục ĐDSH để bắt đầu thập kỷ phục hồi hệ sinh thái (HST) của Liên hợp quốc (2021 - 2030).

VÌ SAO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ NGÀY

MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI NĂM 2020 LÀ VỀ ĐDSH? ĐDSH?

Năm 2019, sau các cuộc họp với thành viên Công ước Liên hợp quốc về ĐDSH, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và các đối tác thành viên đã đề xuất Chương trình hành động “Thập kỷ phục hồi HST của Liên hợp quốc (2021 - 2030)”. Đây là sáng kiến toàn cầu nhằm khôi phục mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. UNEP cũng đang tiến hành làm việc với các nhà lãnh đạo thế giới để phát triển Khung

ĐDSH toàn cầu sau năm 2020, nhằm hiện thực hóa tham vọng Tầm nhìn 2050 về sống hòa hợp với thiên nhiên của con người.

Theo UNEP, năm 2020 là năm dành cho sự cấp thiết, tham vọng và hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng mà con người phải đối mặt với thiên nhiên, là cơ hội để kết hợp đầy đủ hơn các giải pháp dựa vào thiên nhiên và hành động khí hậu toàn cầu. Đây cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục ĐDSH, nhằm tăng cường đồng loạt việc phục hồi các HST bị suy thoái, phá hủy để chống khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, cung cấp nước và ĐDSH.

Hiện nay, hàng triệu loài thực vật và động vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Đây là thời điểm quan trọng hơn bao giờ hết để các quốc gia trên thế giới tập trung vào

vấn đề ĐDSH, phát triển chính sách ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài động, thực vật. Ngày Môi trường thế giới năm 2020 nhấn mạnh đến việc cộng đồng liên kết các hành động để bảo vệ ĐDSH và hệ thống tự nhiên trên toàn cầu.

NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI ĐDSH TOÀN CẦU THOÁI ĐDSH TOÀN CẦU

Theo Báo cáo của UNEP (cập nhật 2020), có 5 nguyên nhân chính gây mất ĐDSH do hoạt động của con người gây ra: Thay đổi sử dụng đất; khai thác quá mức động, thực vật hoang dã; BĐKH; ô nhiễm môi trường và sinh vật ngoại lai xâm hại. Trong đó, ô nhiễm môi trường đang gia tăng là nguyên nhân chính gây mất ĐDSH, tàn phá môi trường sống cả ở HST nước ngọt và đại dương. Hiện nay, có khoảng 5 nghìn tỷ mảnh vi hạt nhựa, chiếm tới 60 - 90% các mảnh vụn trong đại dương, làm ảnh hưởng đến động, thực vật dưới đại dương, trong khi đó, phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác cũng làm ảnh hưởng đến các loài thụ phấn như ong và dơi, những sinh vật thiên địch tự nhiên. Bên cạnh đó, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đe dọa ĐDSH bằng cách ký sinh hoặc cạnh tranh về nơi ở, thay đổi môi trường sống, lai tạo và gây bệnh cho loài bản địa. Toàn cầu hóa làm gia tăng sự dịch chuyển các loài vượt ra ngoài phạm vi tự nhiên vốn có thông qua các hoạt động du lịch, thương mại... làm phá vỡ HST bản địa và môi trường sống của sinh vật.

Một phần của tài liệu Tap chi Moi truong_so 6-2020_full (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)