DI SẢN KIẾN TRÚC, SẢN VĂN HÓA
VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM
xây dựng vào thời nhà Lý, thế kỷ XI. Với chức năng là nơi thờ Khổng Tử với những nghi lễ tế trang trọng được tổ chức hàng năm, vừa là nơi đào tạo bồi dưỡng tri thức Nho học của Nhà nước. Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một cơ quan rất quan trọng của triều đình thời bấy giờ. Những người được bổ nhiệm đứng đầu Văn Miếu – Quốc Tử Giám đều là những Đại Khoa, những nhà khoa bảng lớn, cĩ tri thức và tài năng đã đĩng gĩp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước và dân tộc.
Với bề dày gần 1000 năm, nơi đây đã đào tạo nên hàng ngàn các bậc đại khoa, hiền tài cho đất nước. Là một trung tâm giáo dục lớn nhất nước ta thời xưa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đồng thời cũng là nơi hun đúc nên bao truyền thống văn hĩa giáo dục quý báu trong đĩ cĩ truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo, truyền thống trọng hiền tài của dân tộc. Cũng vì thế, các thế hệ người Việt Nam xưa và nay đều tơn vinh Văn Miếu – Quốc Tử Giám là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
Theo Đại Việt sử ký, vào mùa thu năm Canh Tuất - 1070, Vua Lý Thánh Tơng đã cho khởi cơng xây dựng Văn Miếu để thờ các bậc tiên thánh tiên hiền, các bậc nho gia cĩ cơng với nước, trong đĩ cĩ thờ Khổng Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đơng và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Đồng thời bổ nhiệm những vị quan giỏi văn vào Văn Miếu để giúp các hoàng tử, các con em quan lại.