PHÁT TRIỂN THỦ ĐƠ HÀN ỘI GIÀU ĐẸP, VĂN MINH,

Một phần của tài liệu thanglong_Hanoi (Trang 62 - 66)

DI SẢN KIẾN TRÚC, SẢN VĂN HÓA

PHÁT TRIỂN THỦ ĐƠ HÀN ỘI GIÀU ĐẸP, VĂN MINH,

GIÀU ĐẸP, VĂN MINH,

THANH LỊCH, HIỆN ĐẠI,

TIÊU BIỂU CHO CẢ NƯỚC

(ĐCSVN) - Sáng 15/6, dưới sự điều khiển của Phĩ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Quốc hội làm việc tại Hội trường, cho ý kiến về Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 khơng phải là văn bản trình Quốc hội quyết định, mà là trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến. Tuy nhiên, do đây là vấn đề lớn, quan trọng, Chính phủ sẽ căn cứ vào ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội chỉ đạo hồn chỉnh để Thủ tướng phê duyệt bản Đồ án theo quy định của Luật quy hoạch đơ thị. Đồ án dự kiến Tổng vốn đầu tư xây dựng

hạ tầng kỹ thuật từ 2010 đến 2050 khoảng 90 tỷ USD. Đồ án này đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội và đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ với nhiều ý kiến khác nhau, trong đĩ nổi lên nhiều băn khoăn xoay quanh vấn đề đặt trung tâm hành chính quốc gia ở Ba Vì; hình thành trục Thăng Long.

Trong báo cáo giải trình bổ sung của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trình bày cũng đã giải thích rõ những vấn đề mà nhiều đại biểu cịn băn khoăn. Về ý kiến cho “Trung tâm hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cho rằng, phải hiểu toàn bộ Thủ

đơ Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước. Do vậy, khơng cĩ khái niệm Trung tâm hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đĩ trong thủ đơ và càng khơng thể cĩ chuyện “dời đơ” như một số ý kiến băn khoăn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh, mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là “trung tâm chính trị”. Tuy nhiên, do Ba Đình khơng cĩ điều kiện để xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia, mà thực tế phải bố trí phân tán ở nhiều khu vực khác nhau trong TP Hà Nội. Chọn Ba Vì là nơi hồn tồn đáp ứng để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai. Ba Vì trong ý tưởng quy hoạch này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050. Trụ sở các bộ, ngành ở Mỹ Đình khơng nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nơi nào nếu khơng cĩ nhu cầu. Việc dành quỹ đất dự trữ là cần thiết, tương tự như việc quy hoạch dành đất cho các cơng trình cơng cộng, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ… phải được nêu trong quy hoạch dài hạn. Đây là đề xuất về tầm nhìn, cần phải cĩ trong một đồ án quy hoạch chung.

Về trục Thăng Long, trục cảnh quan được đề xuất kết nối khu vực nội đơ với Hịa Lạc, báo cáo của Bộ Xây dựng cho rằng, một số ý kiến gọi trục Thăng Long “là trục tâm linh hay trục hoàng đạo” là khơng đúng với ý tưởng của đồ án. Trục Thăng Long bên cạnh chức năng giải quyết các vấn đề về giao thơng và hành lang hạ tầng kỹ thuật là hết sức cần thiết, cịn tạo đặc trưng và

điểm nhấn về khơng gian kiến trúc mới cho thủ đơ Hà Nội (đoạn mở rộng dài khoảng 3,5km tại khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 để bố trí các cơng trình kiến trúc văn hĩa) và ý tưởng của tư vấn là thể hiện khơng gian kiến trúc cảnh quan kết nối văn hĩa Thăng Long và văn hĩa xứ Đoài.

Dọc trục Thăng Long sẽ được xây dựng và kiểm sốt quỹ đất hai bên đường để tạo dựng nên quần thể kiến trúc đơ thị hiện đại cho Thủ đơ. Các dự án nơi cĩ trục Thăng Long đi qua sẽ được quy hoạch lại để phù hợp với mục tiêu phát triển chung của thành phố. Trục Thăng Long sẽ được phát triển theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với nhu cầu phát triển. Trước mắt, cần phải kiểm sốt bảo vệ quỹ đất và hành lang cho phát triển tuyến đường này trong tương lai, tránh để cho các dự án đầu tư khơng đúng mục đích sẽ ảnh hưởng tới cơng tác di dời, giải phĩng mặt bằng trong tương lai.

Tại phiên thảo luận, đa số các ý kiến đại biểu cho rằng, cần làm rõ hơn nữa nhiều vấn đề trong Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đơ Hà Nội, như chức năng của các trung giao thơng chính như trục Thăng Long, trục quốc lộ 6, quốc lộ 3, trục Láng - Hịa Lạc, đặc biệt trục Thăng Long do việc xây dựng trục này gắn kết chặt chẽ với việc dành quỹ đất để xây dựng một số trụ sở cơ quan hành chính sau này tại Ba Vì.

Đại biểu Vũ Hồng Anh (đoàn Hà Nội) đề nghị khơng tách trung tâm đầu não thành 2 trung tâm: hành chính và chính trị. Việc chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì chỉ làm tăng thêm sự xa

cách giữa dân và các cơ quan nhà nước, lãng phí khơng cần thiết. Về Trục Thăng Long đại biểu Vũ Hồng Anh cho rằng, khơng cĩ lý do gì để xây dựng một tuyến đường đắt đỏ như vậy, khi các trung tâm đầu não đều ở nội thành Hà Nội và cũng đã cĩ nhiều tuyến đường thuận lợi. Đại biểu cho rằng, nĩi trục này để phát triển kinh tế-xã hội, kết nối giao thơng, kết nối văn hĩa Hà Nội- Xứ Đồi, khơng cĩ nước nào trên thế giới chỉ bằng một con đường mà kết nối được mọi thứ như vậy.

Đại biểu Lê Quốc Dung (đoàn Thái Bình) cho rằng, trục Thăng Long ngoài mục đích tạo điểm nhấn về khơng gian kiến trúc mới cho thủ đơ Hà Nội, nĩ cịn là con đường kết nối trung tâm hành chính mới ở Ba Vì với khu vực nội đơ. Nếu khơng cĩ ý định chuyển trung tâm hành chính lên Ba Vì thì khơng cần thiết phải xây dựng con đường này bởi lãng phí rất lớn. Trong khi để thiết lập một trục kết nối văn hĩa thì trục Bắc Nam mới là điểm cĩ giá trị kết nối văn hĩa, lịch sử mạnh.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (đoàn Lạng Sơn) đồng tình với giải pháp phát triển các đơ thị vệ tinh; phát triển vành đai xanh; kế thừa quy hoạch cũ, bảo tồn di sản…coi đĩ là những tích cực của đồ án. Tuy nhiên, về trục thăng Long, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nĩi nên gọi là trục lãng phí. Vì cách đĩ 4km đã cĩ trục Láng-Hịa Lạc, đường 32. Bảo trục Thăng Long nối 2 vùng văn hĩa 2 đường Láng Hịa Lạc, đường 32 kia cũng nối được, và thời đại này, kết nối văn hĩa chúng ta cĩ thể nhờ Internet. Nĩi là để tạo điểm nhấn Đường này cụt, chọc thẳng vào Ba Đình, rất kiêng kỵ về

phong thủy, Đại biểu cũng kiến nghị cân nhắc việc xây dựng trục Thăng Long, bởi theo đại biểu lý do xây dựng con đường này như Đồ án đưa ra là khơng thuyết phục. Về trung tâm hành chính ở Ba Vì, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng về mặt phong thủy, khơng ai đưa Chính phủ lên nơi sơn cùng thủy tận, lưng tựa vào núi là khơng cĩ hậu..

Đại biểu Nguyễn Đăng Vang (đoàn Bình Định) nhất trí với việc phát triển hàng loạt đơ thị vệ tinh và cho rằng, các tuyến đường liên kết giữa các đơ thị này cần tính tốn cho phù hợp để giao thơng đi lại được hiệu quả, nhất là việc xây dựng các khu đơ thị vệ tinh với hệ thống giao thơng hạ tầng phải đồng bộ, tối ưu. Một số ý kiến cho rằng, cần xem xét lại các tiêu chí ưu tiên khi xây dựng chuỗi đơ thị và các trục đường như tiêu chí “xanh” được coi trọng nhất cần xem xét lại và cần chú trọng hơn tiêu chí “hiện đại” đang đứng vị trí thứ 4 khi xây dựng các cơng trình kiến trúc, các cơng trình giao thơng, hạ tầng… trong Đồ án.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào (đồn Hà Nội) cho rằng, mơ hình phát triển trong Đồ án với Đơ thị trung tâm hạt nhân kết nối với 5 đơ thị vệ tinh và các thị trấn khác thuộc khu vực nơng thơn là phù hợp do chuỗi đơ thị mới này sẽ gĩp phần thu hút rất lớn dân số từ nội đơ hiện nay ra ngoài, triển khai hàng trăm dự án mới, giảm áp lực dân số cũng như giao thơng đang trong tình trạng báo động hiện nay, phù hợp sự phát triển chung của thời đại. Cũng như các đại biểu khác, đại biểu Nguyễn Ngọc Đào hồn tồn khơng nhất trí

trung tâm hành chính quốc gia chuyển về Ba Vì, vì nền hành chính sẽ ngày càng được tinh gọn, cĩ cần xây hẳn một trung tâm hồng tráng thế khơng.

Một số ý kiến đại biểu cũng cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về định hướng của Đồ án, tránh sự xáo trộn về tâm lý, tránh việc lợi dụng, tạo đột biến về giá đất, gây tâm lý bất ổn và đảm bảo quyền lợi của nơng dân.

Đại biểu Nguyễn Văn Hợp (đoàn Hải Dương) kiến nghị: Các thủ đơ rất cần đại lộ hướng tâm, cần một trục là điểm nhấn của thủ đơ. Trục là ý tưởng táo bạo, nhưng địi hỏi phải đạt được mục tiêu kép kết nối hạ tầng giao thơng, là điểm nhấn của Thủ đơ…, vì nếu chỉ đạt mục tiêu đơn lẻ sẽ vơ cùng lãng phí. Ơng đồng tình xây dựng Trục nhưng phải tính kỹ, trước hết làm từng đoạn. Các nhà tư vấn cần xem xét đồng bộ ngồi trục Thăng Long phải xây dựng trục Bắc-Nam. Ơng cũng đề nghị, việc xây dựng đồ án phải bảo đảm tiết kiệm tối đa đất nơng nghiệp. Cần tuyên truyền để tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân, khơng được lấy tiêu chí xây dựng phân khu làm ảnh hưởng tiêu chí xây dựng ở mức vĩ mơ, tổng thể. Giai đoạn trước mắt, nên phát triển khu vực giữa trục Hịa Lạc và trục Quốc lộ 32, tạo điểm nhấn đầu tiên cho Hà Nội. Phát triển đúng theo Đồ án và cần chú ý bảo vệ đất nơng nghiệp, đất trồng trọt.

Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai) cho biết bản thân được mời gĩp ý phản biện cho đồ án, tuy nhiên

theo ơng việc xây dựng quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong bối cảnh quy hoạch kiến trúc hiện đại luơn thay đổi hiện nay rất dễ dựa trên cảm tính. Ơng cũng cho rằng, khơng ngẫu nhiên mà Lý Cơng Uẩn dời đơ về Thăng Long. Giá trị lõi Thăng Long-Hà Nội là khơng thể phủ nhận. Chúng ta mở rộng khơng gian là đúng, nhưng phải coi trọng giá trị văn hĩa.

Về quy hoạch Hà Nội, đại biểu Nguyễn Văn Lưu (đồn Cà Mau) đề nghị cần đưa bệnh viện, trường học ra khỏi nội đơ để giảm tải cho giao thơng. Bố trí lại các cơ quan hành chính nhà nước. Khơng nên đưa trung tâm hành chính lên Ba Vì, chỉ nên quy hoạch ở Ba Đình - Mỹ Đình. Nếu khơng đặt trung tâm hành chính quốc gia ở Ba Vì thì đương nhiên khơng xây dựng Trục Thăng Long.

Kết luận phiên thảo luận sáng nay, Phĩ Chủ tịch Quốc hơi Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, nhìn chung ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất nhiều nội dung của Quy hoạch chung nhằm xây dựng và phát triển Hà Nội xứng đáng với vị thế Thủ đơ của cả nước, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như phục vụ tốt yêu cầu mở rộng và sử dụng hợp lý các khu vực của Thủ đơ Hà Nội, tránh tình trạng tập trung mật độ lớn tại một số ít khu vực trong khi nhiều khu vực khác bị bỏ trống hoặc sử dụng khơng hết hiệu quả của quỹ đất được quy hoạch./

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Ne ws/NewsDetail.aspx?

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thanglong_Hanoi (Trang 62 - 66)