DI SẢN KIẾN TRÚC, SẢN VĂN HÓA
GIỚI THIỆU SÁCH:
ựa đề “Thăng Long – Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử” là quyển sách mà tơi muốn chia sẻ với bạn đọc, để được ngược dịng thời gian nhìn một cách tổng thể theo tiến trình lịch sử về vùng đất cĩ bề dày văn hiến vẻ vang, luơn là trung tâm đầu não kinh tế, chính trị, văn hĩa, khoa học cơng nghệ của cả nước. Một nghìn sự kiện gắn liền với những biến cố lớn lao, bi tráng và hào hùng vừa cụ thể vừa mang tính biểu trưng.
Kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội là niềm hãnh diện trong mỗi trái tim con dân nước Việt, bởi lẽ số lượng thủ đơ 1.000 năm tuổi khơng nhiều. Một nghìn năm Bắc thuộc đau thương bị đơ hộ, một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội (kể từ ngày Lý Cơng Uẩn định đơ đến nay) là những bản hùng ca bất diệt, mở ra kỷ nguyên hào hùng của nền văn minh Đại Việt rực rỡ, hùng tráng.
Các bạn hãy cùng tơi khắc họa lại những nét chính của một đơ thành gần trịn 1.000 năm tuổi để thấy được quá trình hình thành, phát triển và trường tồn của thủ đơ Thăng Long - Hà Nội dưới hình thức biên niên sự kiện.
Cuốn sách “Thăng – Long
một nghìn sự kiện lịch sử” của tác giả Vũ Văn Quân chủ biên, do nhà xuất bản
Hà Nội phát hành năm 2007, dài 580 trang là một phác thảo tiến trình lịch sử thủ đơ theo dạng biên niên sử, được
chia thành 4 phần, ứng với một giai đoạn lịch sử nhất định:
Phần 1: Hà Nội trước định đơ
Phần 2: Hà Nội trong kỷ nguyên độc lập
Phần 3: Hà Nội trong thời kỳ cận đại Phần 4: Hà Nội từ 1945 đến nay Hà Nội chính thức là kinh đơ vào năm 1010, nhưng trước đĩ đã là một điểm dân cư đơng đúc qua các chứng tích từ văn hĩa Phùng Nguyên đến văn hĩa Gị Mun, văn hĩa Đơng Sơn. Nhờ quá trình lao động kiếm sống, con người dần dần chuyển biến, lập ra nhà nước Văn Lang, đứng đầu là Hùng Vương, tiếp đến là nước Âu Lạc. Nước Âu Lạc tồn tại đến năm 179 TCN thì bị Triệu Đà thơn tính. Sự kiện này mở đầu thời kỳ đen tối của lịch sử nước ta – thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm. Hà Nội trong 1.000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc với nhiều cuộc khởi nghĩa mãi là mốc son lịch sử sáng ngời của dân tộc, như khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43); khởi nghĩa Lý Bí (năm 542) chống ách đơ hộ nhà Lương thắng lợi, xưng vương, dựng nước Vạn Xuân. Nối tiếp nhà Đinh, nhà Tiền Lê, Lý Cơng Uẩn lên ngơi vua thay thế nhà Tiền Lê (năm 1009), đơng đơ ở Hoa Lư.
Sau khi lên ngơi, Lý Cơng Uẩn quyết định dời đơ từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên Đại La thành Thăng Long. Từ đĩ, vùng đất Hà Nội chính thức đi vào lịch sử với tư cách là kinh đơ của một quốc gia độc lập, và cũng từ đây vùng đất này mang tên gọi Thăng Long là một trong những thủ đơ lâu đời
trên thế giới, Hà Nội đã sớm khẳng định tầm quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hĩa của cả nước.
Thật vậy, ngay từ khi mới định đơ, Thăng Long được xem “chỗ hội họp bốn phương, là nơi đơ thành bậc nhất của đế vương” như trong “Chiếu dời đơ” năm 1010 của vua Lý Thái Tổ. Kinh đơ Thăng Long với cơng trình hồng thành, hàng trăm cung điện, đền đài, … được xây dựng từ thế kỷ XI và đến những giai đoạn kế tiếp, đã hình thành nên một Thăng Long ngàn năm văn vật, là đầu mối giao thơng thuận lợi, Thăng Long nhanh chĩng trở thành trung tâm kinh tế phát triển: đời sống kinh tế ngày càng thịnh vượng, phố phường buơn bán sầm uất, thợ thủ cơng và các xưởng xuất hiện nhiều, sự liên hệ với các nước láng giềng, với các địa phương đều thuận tiện và ngày càng chặt chẽ. Từ những thuận lợi trên, Thăng Long trở thành điểm nĩng bị các đội quân xâm lược phương Bắc dịm ngĩ mà tấn cơng. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra xung quanh thành Thăng Long. Kinh thành Thăng Long đã nhiều lần chiến đấu anh dũng và tồn thắng. Trong những cuộc chiến oanh liệt đĩ, phải kể đến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn, do Nguyễn Huệ lãnh đạo ở Thăng Long cuối thế kỷ XVIII, đã tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, chấm dứt nạn xâm lược của phong kiến phương Bắc, đồng thời thủ tiêu triệt để chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn, mở đường cho sự khơi phục đất nước ở thế kỷ XIX. Hà Nội vốn là trung tâm văn hĩa lâu đời của cả nước:
nhiều trường học lớn như Quốc Tử Giám, Nhà Thái Học… với những kỳ thi Hội, thi Đình thu hút nhiều nhân sĩ, trí thức khắp mọi miền về đây hội tụ; văn học nghệ thuật được đánh giá là thời kỳ vàng son trong giai đoạn này. “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt được xem là bản tuyên ngơn độc lập đầu tiên của nước Việt, “Hịch tướng sĩ” của Hưng Đạo Vương; “Bình ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi, “Tuyên ngơn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh,…; cung điện, hồng thành, đền miếu, danh lam thắng cảnh… đã làm nền tảng, tạo nguồn cảm hứng đi vào thơ ca dân tộc.
Kết thúc kỷ nguyên độc lập, Hà Nội bước vào thời kỳ cận đại với bao đau thương, thăng trầm lịch sử. Giai đoạn này, vua chúa nhà Nguyễn rời bỏ Thăng Long để đĩng đơ ở Huế, phá bỏ cung điện, hoàng thành, xây tỉnh thành, đổi kinh thành Thăng Long làm tỉnh lỵ Hà Nội. Tuy cĩ nhiều biến động về chính trị, nhưng Thăng Long – Hà Nội xưa là thủ phủ, nay vẫn giữ vai trị quan trọng là trung tâm về chính trị, về kinh tế, về văn hĩa trong tồn quốc. Thực dân Pháp xâm lược nước ta cũng đặt mục tiêu chính là Hà Nội (mặc dù Hà Nội khơng phải là thủ đơ). Trong 80 năm Pháp thuộc thực dân Pháp đã cố biến Hà Nội thành nơi ăn chơi xa hoa, phung phí, nhưng Hà Nội vẫn giữ vững, bảo tồn bản sắc văn hĩa của riêng mình. Hà Nội lại trở thành một trung tâm của các phong trào cách mạng dân tộc và dân chủ, đánh dấu những mốc son lịch sử vẻ vang: thành cơng của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngơn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Hà Nội từ năm 1945 đến nay, kết thúc cuộc kháng chiến toàn quân chống thực dân Pháp xâm lược là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, quân đội ta tiến vào giải phĩng thủ đơ. Hịa bình được lập lại. Hà Nội hịa mình với tình hình chung của cả nước, tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, khơi phục kinh thành và kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội, sao cho Hà Nội trở thành một thành phố mới, trẻ, đẹp về mọi mặt, là thủ đơ xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tê, văn hĩa của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến dịch Hồ Chí Minh là cuộc chiến cuối cùng trong sự kiện 1.000 Thăng Long – Hà Nội, toàn thắng, giải phĩng miền Nam, thống nhất đất nước. Dân tộc Việt Nam hồn tồn được độc lập và cùng nhau bắt tay vào cơng cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, để đất nước ta ngày càng giàu đẹp.
Hà Nội là trái tim, là hơi thở của mọi thời đại. Truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam mãi là niềm tự hào cho thế hệ mai sau. Thỉnh thoàng, chúng ta hãy cùng nhau ơn lại những sự kiện lịch sử đáng nhớ này, để sống tốt hơn. Ơn lại quá khứ theo hình thức biên niên sự kiện này sẽ giúp chúng ta cĩ cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử để tin tưởng ở tương lai. “Thăng Long – Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử” đã giúp tơi khám phá thêm nhiều điều bổ ích.
Nguyễn Thị Thùy Hương. Thư viện tỉnh Ninh Thuận