Cà phê có lợi hay có hại cho sức khỏe TRẦN HÙNG // Người Cao Tuổi – Số 27 Ngày 6/2/2021 Tr

Một phần của tài liệu Thư mục thuốc quí I_2021 (Trang 30 - 32)

Tuổi. – Số 27.- Ngày 6/2/2021.-Tr.15

Nghiên cứu trên 4.000 người lớn, trong đó có khoảng 2.000 người đã từng bị một cơn đau tim, TS. El-Sohemy nhận thấy nơi những người mỗi ngày uống bốn tách cà phê hoặc hơn, có liên quan đến việc tăng 36 % nguy cơ đau tim.

Vì vậy, ông nghi ngờ rằng có sự khác nhau giữa người này và người khác về mối quan hệ của cà phê và bệnh tim. Và ông đặc biệt nhắm vào một gen có tên CYP1A2, gen này điều khiển một enzyme cùng tên, nhờ vậy đã nhanh chóng xác định được cách thức mà cơ thể chúng ta phá vỡ chất caffeine.

Một biến thể của gen này đã giúp cho gan chuyển hóa caffeine một cách nhanh chóng. Nhưng lại có đến hai trường hợp chuyển hóa: chuyển hóa nhanh và chuyển hóa chậm. Những người thừa hưởng được hai bản sao chuyển hóa nhanh từ cha và mẹ, được gọi là những người chuyển hóa nhanh. Cơ thể họ chuyển hóa caffeine khoảng bốn lần nhanh hơn so với những người thừa kế một hoặc nhiều bản sao biến thể chậm của gen, được gọi là những người chuyển hóa chậm.

Vì vậy, nhóm 4.000 người tham gia chương trình nghiên cứu lại được chia thành hai nhóm: nhóm những người chuyển hóa nhanh và nhóm những người

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 30

chuyển hóa chậm. Kết quả đáng chú ý khi nguy cơ đau tim chỉ xuất hiện nơi nhóm người chuyển hóa chậm, do caffeine có nhiều thời gian hành động hơn để kích hoạt đau tim.

Còn nơi nhóm người chuyển hóa nhanh, một đến ba tách cà phê mỗi ngày, gần như là có tác dụng bảo vệ khỏi các cơn đau tim. Rõ ràng là caffeine được cơ thể họ đào thải nhanh chóng không để bị tác dụng phụ, chỉ cho phép thu nhập các chất chống oxy hóa, polyphenol và các hợp chất khác có lợi cho sức khỏe.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác về huyết áp tại Italia cũng cho thấy ngay cả việc uống cà phê vừa phải cũng làm tăng huyết áp nơi những người chuyển hóa chậm trong khi nơi những người chuyển hóa nhanh, lượng cà phê tiêu thụ càng tăng thì huyết áp lại càng giảm!

Một nghiên cứu khác về tác động của cà phê trên thể lực cho thấy các vận động viên có sức chịu đựng cao cũng là những người chuyển hóa caffeine nhanh. Nghiên cứu của GS. Christopher J. Womack tại Đại học James Madison (Mỹ) với các vận động viên môn xe đạp trên chặng đường 40 km, những người chuyển hóa chậm hoàn thành sớm hơn một phút nhờ có caffeine trong khi những người chuyển hóa nhanh sớm hơn đến bốn phút.

Như vậy, sự phát hiện lớn lao về mối liên kết giữa cà phê và di truyền học đã mở ra một lĩnh vực mới, các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu các gen CYP1A2 và những gen khác có thể làm trung gian cho ảnh hưởng của cà phê trên các chứng ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tiểu đường loại 2 và thậm chí cả bệnh Parkinson.

Được biết, 40 % loài người mang bản sao chuyển hóa nhanh, 45 % mang một bản sao chuyển hóa nhanh và một bản sao chuyển hóa chậm, và 15 % còn lại mang hai bản sao biến thể chậm.

27.Cá thát lát – món ngon, thuốc quý. MINH PHÚC // Sức khỏe và đời sống. – số 20. - Ngày 04/02/2021. - Tr. 13 sống. – số 20. - Ngày 04/02/2021. - Tr. 13

Theo y học cổ truyền, cá thát lát có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, ích thận tráng dương, trừ phong thấp, giảm đau, nhuận trường..., rất tốt với những người tỳ hư bụng đầy, ăn ngủ kém, sinh lý yếu và các chứng liên quan tỳ thận khí hư.

Canh cá thát lát bắp cải: cá thát lát băm nhỏ, bắp cải, hành ngò gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, thông trệ. Chữa đau lâm râm thượng vị (tỳ vị hư).

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 31

Canh thát lát hoa thiên lý: cá thát lát băm nhỏ, hoa thiên lý, hành, gừng mắm muối gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: bổ khí huyết ích tỳ thận. Chữa tỳ thận hư sinh lý yếu.

Canh thát lát nấu nấm: thịt cá thát lát băm nhỏ, nấm hương, măng khô, gừng hành gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết. Chữa chóng mặt, ăn kém.

Cá thát lát nấu hạt sen: cá thát lát, hạt sen, nấm đông cô, hành, gừng mắm muối gia vị vừa đủ. Thịt cá băm nhuyễn nhồi cá, hạt sen vào phần bụng nấm, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: bổ tâm tỳ, dưỡng khí huyết. Chữa ăn ngủ kém, khó lên cân.

Cá thát lát om rau cần: cá thát lát, rau cần, hành tím, mắm, tiêu, muối, dầu ăn gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: kiện tỳ, hóa thấp, bổ khí huyết. Chữa tỳ hư sinh đàm thấp, tăng huyết áp.

Canh khổ qua nhồi cá thát lát: cá thát lát băm nhỏ, khổ qua bỏ ruột, gừng, hành, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: kiện tỳ thanh thấp nhiệt. Chữa vàng da, viêm gan do thấp nhiệt.

Canh bông bí cá thát lát: cá thát lát băm nhỏ, nhồi vào bông bí, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: ích khí kiện tỳ, cố biểu chỉ hãn. Chữa khí hư nhiều mồ hôi.

Canh chua cá thát lát: cá thát lát, cà chua, dứa, dọc mùng, giá đậu, măng chua, mùi tàu, hoa chuối, rau ngổ, hành lá, ớt sừng, mắm, gia vị vừa đủ nấu ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp. Chữa mập phì thừa cân, mệt mỏi, lười vận động.

Canh thát lát rau cải cúc: cá thát lát băm nhỏ, rau cải cúc, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: kiện tỳ vị, hóa đàm. Chữa tỳ hư sinh đàm ho hen.

Cá thát lát kho nghệ: cá thát lát, móng giò lợn, nghệ, hành tím, đường, tiêu, mắm, gia vị vừa đủ kho ăn. Công dụng: bổ khí huyết, lợi sữa. Chữa sản phụ huyết hư thiếu sữa ăn kém.

Một phần của tài liệu Thư mục thuốc quí I_2021 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)