- Cam: Cam có khả năng làm giảm tính axit trong nước tiểu bằng cách tăng nồng
107. Quế tán phong hàn, ấm khí huyết PHẠM MINH DƯƠNG // Sức khỏe và đời sống Số 13 Ngày 22/01/2021 Tr
khỏe và đời sống. - Số 13. - Ngày 22/01/2021. - Tr. 15
Theo y học cổ truyền, quế có vị cay hơi ngọt, tính ấm, vào 2 kinh can, thận. Các vị thuốc từ quế quan trọng là nhục quế, quế chi và quế tâm.
Vị thuốc quế chi
Quế chi là cành non phơi khô. Quế chi có vị cay, tính nóng, có độc nhẹ, quy vào 3 kinh phế, tâm và bàng quang, có công dụng phát tán phong hàn, thông kinh mạch, trừ độc khí bên ngoài xâm nhập, chữa cảm gió nhức đầu, đau mình, đau nhức xương khớp. Quế chi dùng trong chứng đờm ẩm, khí huyết lưu thông kém; các trường hợp bế kinh đau bụng, thống kinh; Quế chi làm ấm thận hành thủy: dùng cho chức năng thận suy yếu, tiểu tiện bí tức.
Chữa nhức đầu, sức đề kháng yếu, cơ thể mắc ngoại cảm phong hàn: Quế chi 8g, cam thảo 6g, đại táo 3 quả, sinh khương 6g, thược dược 6g. Sắc với 300 ml nước, còn 100ml. Uống khi thuốc còn nóng.
Trị chứng phong thấp đau khớp: Quế chi 12g, phụ tử 12g, cam thảo 8g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả. Sắc nước uống ấm
Trị đau bụng kinh do huyết ứ: Quế chi, phục linh, đơn bì, bạch thược và đào nhân. Mỗi thứ 8g sắc nước uống hoặc tán bột mịn hoàn viên.
Bài thuốc trị u xơ tử cung: Quế chi, đào nhân, xích thược, hải tảo, mẫu lệ, miết giáp mỗi thứ 160g, phục linh, mẫu đơn bì, quy vĩ mỗi thứ 240g, hồng hoa 100g, nhũ hương, một dược, tam lăng, nga truật mỗi thứ 80g. Tất cả tán bột mịn, luyện mật hoàn viên, mỗi lần uống 10g ngày 2 lần.
Vị thuốc nhục quế
Nhục quế vị cay ngọt, tính nhiệt, có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống, làm ấm khí huyết. Dùng để hồi dương trong các trường hợp thận dương hư nhược, chân tay lạnh giá, co quắt. Khử hàn giảm đau, thông kinh hoạt lạc: Dùng cho người đau bụng dữ dội do hàn nhập lý, tiết tả, nôn mửa. Nhục quế
Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 121 ấm thận hành thủy: dùng cho trường hợp dương khí hư nhược, phù thũng tiểu tiện khó khăn, nhất là phù nặng bàn chân.
Trị các chứng đau thắt ngực và một số triệu chứng suy tim: Nghệ khô 40g, nhục quế 12g. Tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 4g với nước ấm. Uống trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng đau.
Bổ khí huyết trị các chứng hư yếu, mệt mỏi, choáng váng, mất ngủ, ăn uống kém: Nhân sâm 8g, xuyên khung 8g, phục linh 8g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thục địa 20g, cam thảo 4g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 12g, nhục quế 4g, đại táo 3g, gừng tươi 3 lát. Sắc với 300 ml nước, còn 100ml. Thêm 200ml nước sắc tiếp lần 2 còn 60ml. Trộn đều 2 lần thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống ấm.
Trị các chứng viêm khớp mạn tính, các chứng đau nhức tay chân, co duỗi khó khăn, do can, thận hư tổn, phong hàn thấp xâm nhiễm: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, thục địa 16g, tần giao 12g, đỗ trọng 12g, nhân sâm 8g, phòng phong 12g, ngưu tất 8g, phục linh 8g, cam thảo 6g, nhục quế 4g, bạch thược 12g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, đại táo 3g, gừng tươi 3 lát. Sắc với 300 ml nước, còn 100ml. Thêm 200ml nước sắc tiếp lần 2 còn 60ml. Trộn đều 2 lần thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống ấm.
Vị thuốc quế tâm
Quế sau khi gọt bỏ hết bì thô dày, lấy phần bên trong màu tía, có vị rất ngọt là quế tâm. Đây là vị thuốc tính ấm, vị ngọt, quy vào kinh tâm. Quế tâm thông kinh, hành huyết, có công năng bổ âm bổ dương, ôn bổ thận khí, chữa chứng đau vùng thượng vị và tinh hoàn sưng đau.
Phụ nữ sau sinh xong khí huyết tích tụ, cảm hàn nhiệt, sức khỏe yếu: can tất 30g, đương quy 20g, hậu phác 40g, đại hoàng 40g, đào nhân 40g, huyền hồ sách 40g, mẫu đơn bì 30g, miết giáp 40g, một dược 20g, quế tâm 40g, tam lăng 40g, tân lang 20g, thanh bì 30g, xích thược 20g. Tất cả tán bột mịn, hoàn viên. Ngày uống 8g.
R