Hạc sắc điều trị đau bụng giun PHAN THỊ THẠNH// Khoa học đời sống – Số 29 Ngày 8/3/2021 Tr

Một phần của tài liệu Thư mục thuốc quí I_2021 (Trang 70 - 72)

- Chữa chứng ho ra máu: A giao 60g, gạo nếp 40g, mã đậu linh 20g, ngưu

61. Hạc sắc điều trị đau bụng giun PHAN THỊ THẠNH// Khoa học đời sống – Số 29 Ngày 8/3/2021 Tr

đời sống. – Số 29.- Ngày 8/3/2021.-Tr.7

- Trị sán cắn đau thắt lên tim, dùng hạc sắt 10 lượng, đâm rây trộn mật làm viên bằng hạt ngô đồng lớn, uống lúc đói 40 - 50 viên, trong lúc uống kiêng rượu thịt. - Trẻ con đau bụng do giun, chỉ dùng đơn phương hạc sắt tán bột, lấy thịt heo nạc nấu nước uống với thuốc, 5 tuổi một lần uống 2 phân, giun ra thì thôi.

Hoặc dùng bài: Hạc sắt 8g, hồ phấn 8g, xuyên luyện tử 8g, bạch phàn 4g, các vị tán bột làm hoàn khi đau uống 2g.

- Đại trường có giun sinh ra nhiều không dứt, hết rồi lại ra (sán sơ mít), lấy hạt sắc tán bột uống nửa lượng với nước ấm.

Hạc sắt là thuốc chủ yết để khu trùng, thường ứng dụng thông thường trên lâm sàng trong trường hợp giun đũa, giun kim, trẻ con đau bụng do trùng tích,

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 70

nhưng hiện nay trên thị trường có 2 loại Nam hạc sắt và Bắc hạt sắt cần nghiên cứu lại để xem loài nào có tác dụng khu trùng tốt hơn. Lưu ý là những người đau bụng không có giun không dùng phương thuốc này.

62.Hải kim sa – thuốc thông lâm, thanh nhiệt, lợi thấp. PHƯƠNG THẢO // Sức khỏe và đời sống. - Số 8. - Ngày 14/01/2021. - Tr. 13 THẢO // Sức khỏe và đời sống. - Số 8. - Ngày 14/01/2021. - Tr. 13

Hải kim sa còn có tên “bòng bong”, “dương vong”, “thạch vĩ dây”... Đông y gọi là “hải kim sa” vì cây này có rất nhiều bào tử lóng lánh như những hạt cát vàng. Tên khoa học: Lyofodium japonium (Thunb) SW.

Hải kim sa có vị ngọt, tính hàn; quy kinh: vào kinh bàng quang và tiểu trường. Tác dụng: tả thấp nhiệt ở bàng quang, tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp. Chủ trị: tiểu ra mủ, tiểu buốt, sỏi đường tiểu.

Chữa ăn uống khó tiểu, bụng trướng đầy do thấp trệ: hải kim sa 30g,

bạch truật 8g, cam thảo 2g; sắc nước uống mỗi ngày một thang (Tuyền Châu bản

thảo).

Toàn thân phù thũng, bụng trướng, nằm không thở được: hải kim sa 15g, hạt bìm bìm (khiên ngưu tử) 30g - một nửa để sống một nửa sao chín, cam toại 15g; tất cả nghiền thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc sắc với

một bát nước, uống vào trước bữa ăn hàng ngày (Y học phát minh).

Chữa viêm gan: hải kim sa 15g, nhân trần 30g, xa tiền thảo 20g; sắc nước

uống mỗi ngày một thang (Giang Tây thảo dược).

Đi lỵ ra máu: dây và lá bòng bong 60 - 90g, sắc kỹ với nước, chia thành 2-

3 lần uống trong ngày (Phúc Kiến dân gian thảo dược).

Chữa đái ra dưỡng trấp trắng: hải kim sa 40g, hoạt thạch 40g, cam thảo 10g; tất cả đem tán nhỏ, trộn đều. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g; dùng nước sắc với khoảng 20g mạch môn (củ tóc tiên) hoặc 10g cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) để

chiêu thuốc (Thế y đắc hiệu phương).

Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn: hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, kim tiền thảo 60g, xa tiền thảo (cỏ mã đề) 12g; sắc kỹ với nước,

chia 3 phần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).

Chữa tiểu tiện xuất huyết:

- Hải kim sa tán thành bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g, hòa với nước

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 71 - Hải kim sa (chỉ dùng dây), biển súc (dân ta còn gọi là cây càng tôm, cây xương cá; tên khoa học: Polygonum aviculare L., họ rau răm) - mỗi thứ 15 - 20g,

sắc nước uống (Tứ Xuyên Trung thảo dược).

Trà lợi tiểu - dùng trong các trường hợp tiểu tiện khó khăn: hải kim sa 60

- 90g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống thay trà trong ngày (Phúc Kiến

dân gian trung thảo dược).

Chữa viêm tuyến vú: hải kim sa 25- 30g, sắc kỹ với nửa phần nước nửa

phần rượu, chia 3 phần uống trong ngày (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).

Phụ nữ ra nhiều bạch đới: dây bòng bong 1 lạng, cắt thành những đoạn nhỏ, nấu kỹ với thịt lợn nạc thành món hầm; bỏ bã thuốc, ăn thịt và uống nước

canh (Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương).

Một phần của tài liệu Thư mục thuốc quí I_2021 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)