- Bộ não tỉnh táo hơn: Nghệ làm giảm nguy cơ phát triển các tình trạng
100. Những vị thuốc tên ngưu PHẠM XUÂN SINH // Sức khỏe và đời sống – số 22 Ngày 08/02/2021 Tr
đời sống. – số 22 . - Ngày 08/02/2021. - Tr. 15
Ngưu tất
Theo y học cổ truyền, ngưu tất có vị đắng, chua, tính bình, vào kinh can, thận. Công năng hoạt huyết, thông kinh, khứ ứ, chỉ thống, điều kinh, bổ can thận, mạnh gân cốt, lợi tiểu. Ngưu tất được dùng làm thuốc trị các chứng:
Chân tay co quắp, lưng gối và các khớp sưng đau, nhất là các khớp ngón tay, ngón chân: ngưu tất phối hợp tang ký sinh, độc hoạt, phòng phong, tục đoạn, đương quy, bạch thược...
Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 114 Đau răng, sưng lợi, bệnh nha chu viêm; cholesterol máu tăng, tăng huyết áp: ngưu tất, phối hợp với thảo quyết minh, hòe hoa, cỏ ngọt.
Xơ vữa động mạch; chứng ngũ lâm tiểu ra váng mỡ, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, tiểu nóng buốt, rắt; phụ nữ bế kinh, đau bụng kinh: ngày dùng 9-12g ngưu tất, bằng cách sắc hoặc ngâm rượu.
Lưu ý: không dùng ngưu tất cho phụ nữ có thai hoặc băng huyết, đa kinh; những người bị xuất huyết hoặc có nguy cơ chảy máu.
Ngưu tất nam
Theo y học cổ truyền, cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, vào kinh can, thận. Tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, bổ can thận, mạnh gân, cốt. Ngày dùng 6-12g, bằng cách sắc. Cỏ xước dùng trị các chứng:
Phong thấp, đau lưng, gối, xương khớp, chân tay co quắp: cỏ xước phối hợp với hy thiêm, ngũ gia bì, tang ký sinh.
Phụ nữ kinh nguyệt không đều: cỏ xước phối hợp với ích mẫu, ngải diệp. Bí tiểu tiện, tiểu buốt dắt: cỏ xước phối hợp với râu mèo, thông thảo, xa tiền. Tăng huyết áp: cỏ xước phối hợp với hòe hoa...
Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai, người đại tiện lỏng.
Ngưu bàng tử
Theo y học cổ truyền, ngưu bàng tử vị cay, đắng, tính hàn, vào kinh phế, vị. Tác dụng sơ tán phong nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, lợi tiểu, lợi hầu họng. Ngày dùng 6-12g, bằng cách sắc. Ngưu bàng tử dùng trị các chứng:
Tiểu ngắn đỏ, buốt rắt: ngưu bàng tử phối hợp với xa tiền, kim tiền thảo, râu mèo.
Viêm họng sưng đau: ngưu bàng tử phối hợp với bản lam căn, cát cánh, bạc hà, cam thảo.
Ban chẩn, sởi đậu khó mọc: ngưu bàng tử phối hợp cát căn, thuyền thoái, bạc hà, kinh giới.
Mụn nhọt: ngưu bàng tử phối hợp kim ngân hoa, liên kiều, bạc hà hoặc lá ngưu bàng đắp chữa mụn nhọt.
Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 115 Theo y học cổ truyền, ngưu hoàng có vị đắng, tính bình, vào kinh tâm, can. Tác dụng thanh tâm, trừ phiền nhiệt, giải độc, thông khiếu, tiêu đờm, định kinh. Ngày dùng 0,3 - 0,6g, dạng thuốc bột. Ngưu hoàng được dùng trị các chứng:
Sốt cao, phát cuồng, co giật, mê sảng, trúng phong, đột quỵ.
Hầu họng sưng thũng, lợi sưng thũng, miệng lưỡi sinh mụn nhọt, mắt đỏ sưng thũng: ngưu hoàng phối hợp với hùng hoàng, cam thảo, thạch cao,...
Lưu ý: phụ nữ có thai không được dùng các chế phẩm có ngưu hoàng.
Thủy ngưu giác
Thủy ngưu giác là sừng của con trâu, thường lấy phần đặc của sừng trâu. Thủy ngưu giác chứa nhiều acid amin, muối khoáng. Trị thần chí hỗn loạn, lời nói không chuẩn, đờm dãi nhiều, choáng đầu, hoa mắt, điên giản, kinh phong, hôn mê: ngưu hoàng phối hợp với xạ hương, linh dương giác, chu sa, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, băng phiến.