Thực phẩm bổ dưỡng cho phái mạnh SƠN MINH // Sức khỏe và đời sống – số 28 Ngày 18/02/2021 Tr

Một phần của tài liệu Thư mục thuốc quí I_2021 (Trang 138 - 140)

- Cam: Cam có khả năng làm giảm tính axit trong nước tiểu bằng cách tăng nồng

121. Thực phẩm bổ dưỡng cho phái mạnh SƠN MINH // Sức khỏe và đời sống – số 28 Ngày 18/02/2021 Tr

đời sống. – số 28 . - Ngày 18/02/2021. - Tr. 7

Cà chua tăng khả năng sinh sản cho đàn ông: Đàn ông ở độ tuổi 40 ăn mỗi ngày 400gram súp cà chua liên tục trong 2 tuần. Kết quả cho thấy, hàm lượng lycopene trong tinh dịch của đàn ông tăng từ 7-12%. Việc lycopene tăng cao có liên quan tới việc khả năng sinh sản ở đàn ông được nâng lên. Ngoài ra, chất lycopene có khả năng chống oxy hóa cao, nhờ vậy có thể tiêu diệt các chất có hại cho khả năng sinh sản trong cơ thể.

Bí đao ngừa suy giảm tình dục: Bí đao giã nhuyễn, lộc nhung thái mỏng ngâm rồi hấp. Tất cả đánh đều hấp chín ăn cách ngày 1 lần trong 1 tháng giúp quý ông tránh tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền” khi quan hệ tình dục.

Khi bị thận khí hư suy, lưng đau gối mỏi, suy giảm tình dục, các quý ông có thể cải thiện tình trạng này bằng cách áp dụng công thức sau: bí đao 100g, lộc nhung 5g, trứng bồ câu 5 quả lấy lòng đỏ, dầu, muối, gia vị. Bí đao giã nhuyễn, nhung thái mỏng ngâm rồi hấp. Tất cả đánh đều hấp chín ăn cách ngày 1 lần trong 1 tháng.

Chạch bổ thận tráng dương: Chạch rất bổ cho nam giới. Theo đông y, chạch có vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ khí, tráng dương, thanh nhiệt, trừ thấp. Chạch

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 138 thường dùng để chữa bệnh liệt dương, suy giảm tình dục, viêm gan vàng da, mụn nhọt, lở loét, cơ thể suy nhược...

Cần tây giúp tăng ham muốn tình dục: Bổ sung cần tây vào chế độ ăn cũng giúp ích cho đời sống tình dục. Ăn cần tây có thể làm tăng hormon androsterone - một loại hormon không mùi được tiết ra trong quá trình phái mạnh đổ mồ hôi và làm hấp dẫn phái yếu. Cần tây cũng chứa các hóa chất có thể giúp làm giãn các mạch máu, làm tăng ham muốn tình dục.

Hàu giúp sung mãn: Kẽm là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể trong việc tạo ra tinh dịch, vì thế việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn hàng ngày là rất cần thiết. Hàu chứa nhiều kẽm nhất trong các loại thực phẩm. Ngoài ra, hàu còn bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như magie, canxi, đồng, sắt, mangan, kali và natri rất tốt cho cơ thể.

122.Tìm hiểu về tinh dầu sát khuẩn, giải cảm, giảm đau. VŨ MINH // Cựu chiến binh Việt Nam. – số 1337. – Ngày 25/03/2021. – Tr. 12 Cựu chiến binh Việt Nam. – số 1337. – Ngày 25/03/2021. – Tr. 12

Để hỗ trợ điều trị chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống cảm mạo nói riêng - tinh dầu tràm, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, tinh dầu long não và tinh dầu hương nhu thường được dùng hơn cả.

Tinh dầu tràm: chứa cineole đạt ít nhất trên 60%. Ngoài ra còn giàu các terpineol, linalool, limonen. Có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, giảm đau, chống viêm, long đờm... thường được dùng trong xoa bóp chữa đau nhức, ho, cảm mạọ, dạng xông chữa viêm họng, chữa cảm cúm, hen suyễn, ho gà...

Tinh dầu quế: là tinh dầu 1-3% (Dược điển Việt Nam III quy định không dưới 1%) có thành phần chính là aldehyd cinnamic (không dưới 85%). Ngoài ra, thành phần của tinh dầu quế còn gồm các hợp chất như diterpenoid, phenylglycosid, flavonoid, tanin và coumarin. Tinh dầu quế vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng phát hãn giải biểu (làm ra mồ hôi), ôn kinh thông dương, sát khuẩn, kích thích hệ thống thần kinh, tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nhu động ruột, dùng đặc biệt tốt cho những trường hợp cảm mạo không ra mồ hôi.

Tinh dầu bạc hà: có màu vàng nhạt, mùi hương the mát tinh khiết và đem lại cảm giác sảng khoái khi sử dụng, được chiết xuất hoàn toàn từ cây bạc hà qua phương pháp chưng cất hơi nước, thành phần chính của nó bao gồm có menthol, menthyl acetat, L-pinen, L-menthon, L-limonen, flavonoid. Loại tinh dầu này vị cay, tính mát có công dụng giải biểu, thanh lợi đầu mắt, sát khuẩn, giảm đau thần kinh, hạ sốt làm lỏng chất nhầy, giúp tiêu hóa, kích thích tiết mật, dùng̉ chữa các

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 139 chứng bệnh: cảm mạo, ngạt mũi, nhức đầu, đau họng, ho có đờm, đau răng. Ngoài ra, còn dùng để kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng đi ngoài.

Tinh dầu long não: có thành phần chính là camphor > 40%, ngoài ra còn có d- camphor, a-pinen, cineol, safrol, campherenol, caryophyllen, terpineol, phellandrene, carvacrol, azullen, d-limone, cadinen. Loại tinh dầu này vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau nhức, mỏi cơ, làm tan vết bầm tím, kích thích hoạt động của thần kinh, cơ tim, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp nói chung.

Tinh dầu hương nhu: có thành phần chủ yếu là eugenol > 60%, ngoài ra còn có cacvacrola, o.xymen, p.xymen, camphen, limonen, alpha và bêta pinea. Tinh dầu này vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng sát khuẩn, làm ra mồ hôi, giảm đau, hạ sốt, cầm máu, tăng lượng máu tới thận lợi thấp, hành thủy, kích thích tiêu hóa, thường được dùng chữa cảm mạo, cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, nôn, tiêu chảy, thủy thũng.

Một phần của tài liệu Thư mục thuốc quí I_2021 (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)