Dưỡng sinh theo quy luật tự nhiên NGUYỄN XUÂN HƯỚNG // Sức khỏe và đời sống Số 1+2 Ngày 01-04/01/2021 Tr

Một phần của tài liệu Thư mục thuốc quí I_2021 (Trang 58 - 62)

- Chữa ho do lạnh: củ sả tươi 30g, gừng tươi 20g Mật ong 30g Giã sả với gừng lọc lấy 200ml nước, hòa với mật ong đun nhỏ lửa cho sôi là được Chia

51. Dưỡng sinh theo quy luật tự nhiên NGUYỄN XUÂN HƯỚNG // Sức khỏe và đời sống Số 1+2 Ngày 01-04/01/2021 Tr

Sức khỏe và đời sống. - Số 1+2. - Ngày 01-04/01/2021. - Tr. 7

Thể chất và bệnh tật liên quan đến khí hậu của từng vùng

Những vùng khí hậu lạnh, đất cao phần nhiều lắm táo khí, những vùng đất thấp nhiều thấp khí. Cho nên khí hậu, thiên thời, tính chất của đất, nước giữa các vùng miền cũng khác nhau, nên về sinh lý và bệnh lý của con người cũng khác nhau. Vùng giáp biển gần nước, dân cư ăn nhiều cá, thích ăn mặn, da đen, lỗ chân lông thưa, thường dễ mắc bệnh ngoài da. Những vùng núi cao, gió nhiều, đất khô, ăn nhiều thịt, người béo, lỗ chân lông kín tà khí khó xâm nhập, bệnh phần nhiều chủ yếu là nội chứng nhưng tuổi thọ cao hơn. Phía Nam khí hậu nóng, dương khí thịnh, thích ăn chua, hoặc thức ăn đã ướp muối, da dẻ đỏ, bệnh phần nhiều thuộc cân (gân) mạch, thường mắc chứng co cứng, tê dại... Cư dân sống ở thành thị đất bằng phẳng, nhiều ẩm thấp, lao động nhàn rỗi, ăn uống đầy đủ thường hay mắc các chứng suy, khuyết, nghịch.

Về dùng thuốc: Mùa hạ mắc chứng sốt cao bệnh nhân ở miền Bắc khí hậu điều hòa hơn nên có thể dùng 16g thạch cao trong bài Thanh nhiệt lương huyết là đủ. Ở miền Trung gió Lào thổi mạnh, nóng khô nên phải dùng thạch cao 20g, thậm chí 30g và phải gia thêm các vị thuốc lương huyết, sinh tân dịch thì mới giảm sốt. Ở phía Nam nắng nóng hơn nhưng nhiều nước nên phần nhiều mắc chứng sốt do thấp nhiệt, khi điều trị, ngoài thanh nhiệt phải gia thêm các vị tán thấp mới có kết quả.

Ngoài ra cần hướng dẫn bệnh nhân tập luyện dưỡng sinh, xoa bóp, vận động.

Dưỡng sinh phòng bệnh

Mọi sinh hoạt phải thích ứng với quy luật sinh, trưởng, thu, tang. Để giữ gìn nhịp nhàng giữa tự nhiên và cơ thể, nhằm đạt được mục đích: Dưỡng sinh, dưỡng trưởng, dưỡng thu, dưỡng tàng. Để người và tự nhiên là một khối thống nhất không bị “khí lục dâm” làm tổn hại đến sức khỏe. Lấy rèn luyện cơ thể mà nói: Trong một ngày khí hậu từng giai đoạn cũng khác nhau. Buổi sáng là khí hậu của mùa xuân, buổi trưa là khí hậu của mùa hạ, chập tối là khí hậu của mùa thu, nửa đêm là khí hậu của mùa đông. Ban ngày dương khí nhiều, âm khí ít. Ban đêm âm khí nhiều, dương khí ít. Buổi sáng công năng của dương khí vượng nên tập thể dục và rèn luyện sức khỏe vào buổi sang, để thu được nhiều năng lượng của dương khí. Không nên tập thể dục hoặc đi bộ vào buổi tối, vì buổi tối nhiều âm

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 58 khí, hít nhiều âm khí vào cơ thể không tốt cho sức khỏe, sau một thời gian sẽ sinh bệnh thuộc hàn chứng, tích trệ...

Kiêng kỵ: Mùa xuân khí thăng phát thiên thắng, không nên dùng nhiều thuốc khổ hàn, tả hỏa làm tổn hao dương khí. Mùa hạ thử khí thiên thắng, không nên dùng nhiều thuốc tân ôn làm tổn thương âm khí. Mùa trường hạ nhiều thấp khí, không nên dùng nhiều thuốc nê trệ, nhuận, dẫn đến trệ thấp tà khí lưu lại trong cơ thể. Mùa thu khí hậu khô táo, không nên dùng nhiều thuốc cường táo, làm hao tổn tân dịch. Mùa đông là mùa bế tàng, không nên dùng nhiều thuốc khai tiết, hoặc thuốc hàn tiết, làm tổn thương dương khí.

Đ

52.Đan sâm – thuốc hoạt huyết, thanh nhiệt. NGUYỄN ĐỨC QUANG // Sức khỏe và đời sống. – số 32 + 33. - Ngày 25-26/02/2021. - Tr. 18 // Sức khỏe và đời sống. – số 32 + 33. - Ngày 25-26/02/2021. - Tr. 18

Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền. Trị đau tức ngực (hung tý tâm thống), có các khối tích kết (trưng hà tích tụ), kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh. Ngày dùng 10 - 30g; có thể đến 60g; có thể nấu, sắc, ngâm ướp.

Một số bài thuốc có đan sâm Hoạt huyết, điều kinh

Bài 1 - Bột đan sâm: đan sâm 24-60g, nghiền bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, pha với rượu hoặc thêm 20g đường đỏ, thay đổi uống khi kinh nguyệt không đều, sau đẻ huyết hôi không ra hết.

Bài 2: đan sâm 16g, hương phụ 8g, trạch lan 12g; hoặc đan sâm 16g, đương quy 16g, tiểu hồi hương 8g. Sắc uống. Trị kinh nguyệt không đều hoặc sau đẻ huyết hôi ra không hết.

Bài 3: đan sâm 60g, xuyến thảo 20g, ô tặc cốt 125g. Sắc uống. Trị tắc kinh.

Trừ ứ, giảm đau

Bài 1: đan sâm 63g, đàn hương 6g, sa nhân 6g. Sắc uống. Trị huyết ứ khí trệ sinh đau bụng.

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 59 Bài 2: đan sâm 20g, nọc sởi 20g. Sắc uống thay nước trong ngày. Chữa viêm gan mạn tính, sưng, đau vùng gan.

Bài 3: đan sâm 12g, đương quy 12g, bạch tật lê 12g, biển đậu 12g, bán chi liên 40g, lậu lô 16g, ngoã lăng tử 24g, thạch yến 8g, hồng hoa 8g, hương phụ 8g. Sắc uống. Trị áp-xe gan, đau dữ dội vùng gan.

Bài 4: đan sâm 20g, điền cơ hoàng 20g. Sắc uống. Trị viêm gan mạn tính, đau hông.

Bài 5 - Hoạt lạc hiệu linh đan: đan sâm 20g, đương quy 12g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Sắc uống. Trị các chứng tim, bụng đau do huyết ứ khí trệ.

Dưỡng tâm an thần

Bài 1: đan sâm 16g, ngưu tất 16g, ý dĩ 16g, phụ tử chế 12g, bạch truật 12g, trạch tả 12g, can khương 6g, nhục quế 4g. Sắc uống. Chữa suy tim thể tâm dương hư. Bài 2: đan sâm 16g, long cốt 16g, hoàng kỳ 12g, phụ tử chế 12g, ngũ vị tử 12g, mạch môn 12g, đương quy 12g, trạch tả 12g, xa tiền 12g, nhân sâm 8g, hồng hoa 8g, đào nhân 6g. Sắc uống. Trị suy tim thể âm dương khí huyết đều hư.

Bài 3: đan sâm 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, long nhãn 12g, đảng sâm 12g, toan táo nhân 8g, bá tử nhân 8g, viễn chí 8g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống. Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai

Trị nhọt sưng ở vú: đan sâm 20g, xích thược 16g, bạch chỉ 12g. Nghiền bột mịn, thêm mỡ lợn, sáp ong vàng luyện thành cao. Bôi lên chỗ đau.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng chung với lê lô (phản lê lô).

53.Địa long trị sốt cao co giật, hen suyễn, phong thấp. NGUYỄN ĐỨC QUANG // Sức khỏe và đời sống. – số 34. - Ngày 01/03/2021. - Tr. 15 QUANG // Sức khỏe và đời sống. – số 34. - Ngày 01/03/2021. - Tr. 15

Địa long là toàn thân khô của con giun còn có tên khác: giun đất, khâu dẫn, giun khoang, thổ long, trùn hổ. Địa long được dùng làm thuốc trong các trường hợp:

Hoạt lạc, giảm đau: giun đất khô 8g, xuyên ô đầu 8g, thảo ô đầu 8g, thiên nam tinh 8g, nhũ hương 6g, một dược 6g. Tất cả nghiền thành bột, phun rượu sau đó làm hồ hoàn. Mỗi lần uống 4g, uống với nước sắc kinh giới hay nước sắc thang Tứ vật (gồm: thục địa 20g, đương quy 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g). Bài này dùng tốt cho người bị chứng thấp nhiệt trở lạc, đau khớp, sưng nóng đỏ đau, đi tiểu vàng đỏ mà ít.

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 60

Thanh nhiệt, cắt cơn kinh giật:

Bài 1: giun đất 12g, liên kiều 12g, câu đằng 16g, kim ngân hoa 16g, bọ cạp 4g. Sắc uống. Hoặc lấy giun đất 12g, chu sa 4g, làm thành hoàn. Mỗi ngày uống 4g. Trị sốt cao co giật.

Bài 2: địa long chế 50g, lòng trắng trứng gà 2 cái. Địa long tán bột, trộn trứng, khuấy đều, chiên trên chảo, ngày làm một lần, ăn. Công dụng: ngừa trước cơn động kinh co giật.

Dùng ngoài: giun đất 250g, đường đỏ 63g. Cả hai giã nát, bọc vào vải thưa, đắp lên rốn. Trị các chứng bệnh như trên.

Lợi niệu, thông lâm:

Giun đất đỏ, củ tỏi, lá khoai lang, liều lượng bằng nhau. Tất cả giã nát, đắp lên rốn. Có thể uống kèm với các thuốc lợi niệu. Dùng khi thấp nhiệt làm cho tiểu tiện bất lợi, hoặc bí tiểu do kết sỏi.

Thanh phế, cắt cơn suyễn:

Bài 1: giun đất 12g sắc uống. Có thể lấy giun đất nghiền thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g. Trị các chứng: ho, hen suyễn hơi đưa ngược lên, suyễn cuống phổi, trẻ em ho gà... do hỏa nhiệt.

Bài 3: giun đất, cam thảo sống, liều lượng bằng nhau. 2 thứ nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g. Trị hen phế quản.

Chữa di chứng trúng phong (bại liệt, nói ngọng, chảy nước bọt, rãi...): địa long khô 30g, hồng hoa 20g, đào nhân 20g, xích thược 20g, đương quy 50g, hoàng kỳ 50g, xuyên khung 10g, bột ngô 400g, bột mì 100g, đường trắng vừa đủ. Dùng rượu trắng ngâm địa long để khử mùi tanh, phơi sấy khô tán mịn. Đào nhân ngâm mềm bóc vỏ sao qua. Xích thược, đương qui, hồng hoa, hoàng kỳ, xuyên khung đem sắc lấy nước. Đem bột địa long, bột ngô, bột mì, đường trắng hoà với nước sắc thuốc, nhào nặn thành bánh tròn khoảng 20 cái bánh, đặt đào nhân trên mặt bánh, hấp chín. Ăn hằng ngày các bữa sáng, tối.

Chữa sốt rét: địa long 12g, vỏ rễ xoan 12g, hậu phác nam 12g, gừng 8g, trần bì 8g, dây thần thông 8g. Tất cả phơi khô tán bột làm hoàn, hoặc sắc uống trong ngày.

Thư viện Tỉnh Vĩnh Phúc 61

Một phần của tài liệu Thư mục thuốc quí I_2021 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)