Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svelana Alexievich

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn (Trang 29 - 31)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu được vai trò của hồ sơ đọc hiểu

a. Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ của Svelana Alexievich

của Svelana Alexievich

a.1. Định hướng trước khi đọc văn bảna.1.1. Xác định mục tiêu đọc hiểu văn bản a.1.1. Xác định mục tiêu đọc hiểu văn bản - Kiến thức:

+ Trang bị thêm cho học sinh kiến thức văn học về một đề tài quen thuộc trong chương trình: đề tài chiến tranh.

+ Nắm được một cách cơ bản nội dung, tư tưởng và các hình thức nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

+ Biết vận dụng tác phẩm vào quá trình làm rõ một vấn đề lý luận văn học

- Kĩ năng

+ Đọc hiểu một tác phẩm văn xuôi phi hư cấu

+ Tổ chức làm việc nhóm, thuyết trình vấn đề, bồi dưỡng kĩ năng sống.

- Thái độ

+ Lên án sự phi nhân của chiến tranh

+ Trân trọng những tiếng nói dù là bé nhỏ của con người trong cuộc sống

+ Có cái nhìn đúng đắn về vị trí của những tác phẩm văn xuôi phi hư cấu trong bức tranh đời sống văn học hiện nay.

a.1.2. Huy động tích cực tri thức, trải nghiệm đọc hiểu

Học sinh huy động những tri thức, trải nghiệm đọc hiểu để hoàn thành nội dung phiếu học tập sau trước khi đọc:

Câu hỏi Câu trả lời

Nhan đề của tác phẩm Chiến tranh không

có một khuôn mặt phụ nữ đã gợi lên

trong em những suy nghĩ gì?

Dư luận đánh giá như thế nào về cuốn sách.

Theo em tác phẩm này có hướng khai thác gì mới với một đề tài đã trở nên quen thuộc: Chiến tranh?

Hoàn cảnh tác giả viết tác phẩm như thế nào?

Tùy theo cảm nhận của từng học sinh mà các em có những câu trả lời khác nhau, giáo viên chỉ đưa ra định hướng, không nên áp đặt câu trả lời theo ý mình.

Sau đây là một trong những định hướng trả lời

Câu hỏi Câu trả lời

Nhan đề của tác phẩm Chiến tranh

không có một khuôn mặt phụ nữ đã

gợi lên trong em những suy nghĩ gì?

Suy nghĩ về vai trò của người phụ nữ trong chiến tranh: Phải chăng người họ đã không được nhìn nhận một cách đúng đắn trong tư cách là một người phụ nữ?

Tác phẩm được đánh giá như thế nào? Tác phẩm được trao giải Nobel văn học năm 2015.

Theo em tác phẩm này có hướng khai thác gì mới với một đề tài đã trở nên quen thuộc: Chiến tranh?

- Nhìn chiến tranh từ điểm nhìn của người phụ nữ.

Theo em, bối cảnh mà tác giả đề cập tới là cuộc chiến tranh nào?

Cuộc chiến vệ quốc của Hồng quân Liên Xô chống lại phát xít Đức.

a.2. Định hướng trong khi đọc văn bản

- Cũng giống như tác phẩm Người truyền kí ức, tác phẩm này cũng là một văn bản rất khó đọc, tác phẩm không có những tình tiết ly kì nên khi đọc học sinh phải xác định tâm lý đọc theo đúng như định hướng:

+ Kiên trì và tập trung cao độ

+ Sử dụng các chiến thuật đọc hiểu như: Ghi chú bên lề, kết nối tổng hợp, cuốn phim trí óc…

- Trong khi đọc, học sinh cần lưu ý tới một số yếu tố sau:

+ Người kể chuyện – những nữ cựu chiến binh Xô Viết, chú ý tới nghề nghiệp, vai trò của người kể và nội dung họ kể.

+ Học sinh cũng nên chú ý tới cách thu thập thông tin của tác giả ở mỗi câu chuyện lại khác nhau. Có câu chuyện tác giả phải đến nhà nhân chứng, tạo ra một không gian thân mật, có khi lấy tin qua các cuộc điện thoại, có khi tác giả viết thư cho nhân chứng, hoặc có lần tác giả đến tham dự vào cuộc họp của các cựu chiến binh…Qua đó để thấy, để ghi lại được những câu chuyện về cuộc chiến, sự thật lâu nay bị lãng quên là một quá trình lâu dài, đầy gian nan vất vả.

a.3. Định hướng sau khi đọc

a.3.1. Hướng dẫn học sinh làm hồ sơ tác phẩm

Có thể xây dựng hồ sơ tác phẩm theo định hướng sau:

HÀNH TRÌNH ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM:

CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN MẶT PHỤ NỮ CỦA NỮ NHÀ VĂN

SVELANA ALEXIEVICH

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w