Sự tương tác của tôi và bài thơ:

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn (Trang 39 - 42)

- Tác phẩm đem đến cho người đọc những thông điệp ý nghĩa và sâu sắc.

2. Sự tương tác của tôi và bài thơ:

* Tôi dự đoán và mong muốn điều gì trước khi đọc bài thơ:

- Tôi dự đoán: bài thơ diễn tả được sự phẫn nộ của tác giả cũng như của nhân dân Việt Nam trước những hành vi ngang ngược của Trung Quốc trong việc tranh chấp hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa nhằm từng bước tiến tới độc chiếm biển Đông. Và nếu kẻ thù không chịu dừng bước mà tiếp tục lấn tới gây đau thương, dẫm đạp lên dân tộc

Việt Nam thì mọi người dân Việt Nam sẽ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng của mình.

- Trước khi đọc bài thơ tôi mong muốn: đất nước sẽ luôn hòa bình, không có chiến tranh, những tranh chấp, xung đột về biển đảo sẽ được hòa giải qua đối thoại.

* Những trải nghiệm đọc hiểu cho tôi những kinh nghiệm gì khi tìm hiểu bài thơ?

- Tôi tìm đọc những đánh giá về văn bản trước, kể cả đọc những bài tranh cái về tác giả của bài thơ. Tôi nghe đi nghe lại bài hát Tổ quốc gọi tên được phổ nhạc từ bài thơ để biết được đây là một bài thơ rất nổi tiếng, có tính thời sự cao không chỉ trong những ngày tháng nó ra đời và tính thời sự của bài thơ không hề nguội ngay trong hiện tại bởi Trung Quốc vẫn có nhiều hành động ngang ngược trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của chúng ta. Chính bài thơ đã khơi nguồn mạnh mẽ cho mạch ngầm tình yêu Tổ quốc vẫn âm thầm chảy trong huyết quản của mỗi người con Việt Nam.

- Tôi không đọc bài thơ ngay khi có văn bản trong tay, tôi đọc nhan đề và suy nghĩ về nó, sau đó đọc tiếp hai dòng thơ đầu và âm hưởng tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình cứ ngân vang trong khối óc, trái tim mình. Tôi đọc nhanh một mạch hết bài thơ, đọc những dòng giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Tôi đọc lại, đọc đến thuộc lòng bài thơ từ lúc nào không hay. Tôi bắt đầu hình dung ,tưởng tượng những hình ảnh Tổ quốc bị chia cắt, nhân dân Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam phải đổ biết bao xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Tầng tầng lớp lớp những con sóng quặn đỏ máu chính là nỗi dâu đớn, xót xa trước những mất mát, hi sinh lớn lao của các thế hệ ch anh để bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

* Những hình ảnh ấn tượng, đáng nhớ nhất lưu giữ trong tâm trí tôi khi đọc văn bản là hình ảnh nào? Vì sao?

Hình ảnh đáng nhớ nhất lưu giữ trong tôi là những câu thơ: Tổ quốc của tôi! Tổ quốc của tôi!/Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ/ Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng….Càng xót xa cho Tổ quốc vì trong suốt bốn ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với giặc ngoại xâm. Đau đớn biết bao, ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình đất nước không ai khác chính là “người bạn lớn láng giềng” của chúng ta. Nhân dân Việt Nam ở thời nào cũng vậy, sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình, vì ngọn đuốc hòa bình, dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không tiếc máu xương của mình, sẵn sàng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

Tôi sử dụng chiến thuật ghi chú bên lề, cuốn phim trí óc, hình dung tưởng tượng, kết nối, tổng hợp

* Kết quả đọc của tôi về tác phẩm

- Bài thơ là nỗi niềm thao thiết của một người con xa Tổ quốc(tác giả đang học tập và công tác ở nước ngoài) trước tin dữ: kẻ lạ mặt lại có những hành vi xâm lấn chủ quyền lãnh hải của ta trên biển Đông, ở hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

- Đó là nỗi xót xa cho Tổ quốc Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ, xót xa trước những hy sinh mất mát lớn lao của các thế hệ cha anh để bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông/ Sóng quặn đỏ máu những người đã mất.

- Sự phẫn nộ trước những hành vi ngang ngược của kẻ thù Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc/ Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước và nỗi đau quặn thắt Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau.

- Bài thơ còn là sự kết nối tình đoàn kết cộng đồng từ Nam chí Bắc của công dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ Tổ quốc linh thiêng Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc/ Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng và Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa như muốn đánh thức lương tri của nhân loại. Như nhắn gửi một thông điệp toàn cầu về tình yêu Tổ quốc.

- Khép lại bài thơ bằng những câu thơ ngắn lại nhưng nhịp độ ngân vang lại càng da diết, thao thức

Tôi lắng nghe Tổ quốc Gọi tên mình!

Tổ quốc gọi tên mình và chính chúng ta đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc . Vì vậy bài thơ được viết 6/2011, nhưng tính thời sự của nó không những không “nguội đi”, trái lại càng “nóng lên” trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông. Bài thơ có sức lay động mạnh mẽ trái tim yêu nước của triệu triệu người Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào ta ở nước ngoài..

+ Trước những tranh chấp về chủ quyền lãnh hải trên biển Đông trong thời gian gần đây, đặc biệt là hành vi ngang ngược của Trung Quốc khi chúng hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của ta…Bài thơ đã khơi dậy mạnh mẽ, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, làm sôi sục 90 triệu trái tim của những người con Việt Nam, cho dù họ đang cư trú ở đâu, trên dải đất hình chữ S hay bất kì quốc gia châu lục nào.

+ Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm ước nguyện: niềm khao khát hòa bình, khao khát sự bình yên cho quê hương đất nước. Cao hơn cả là tình yêu, lòng tự hào, lòng căm hận kẻ thù và tinh thần trách nhiệm đối với với đất nước, dân tộc.

+ Thách thức trước vận mệnh của Tổ quốc chính là cơ hội để tuổi trẻ Việt Nam bày tỏ tình yêu nước, ý thức công dân của mình.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w