Bài thơ và sự chiêm nghiệm của tô

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn (Trang 42 - 43)

- Tác phẩm đem đến cho người đọc những thông điệp ý nghĩa và sâu sắc.

3. Bài thơ và sự chiêm nghiệm của tô

- Cần khẳng định tình yêu Tổ quốc là một truyền thống quý báu của dân tộc ta đã được hun đúc trong suốt thời kỳ bốn ngàn năm lich sử. Truyền thống ấy như một mạch ngầm vẫn âm thầm chảy trong huyết quản của mỗi con người Việt Nam.

- Bài thơ giúp mỗi công dân Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình trước hành vi và âm mưu xâm lược, từng bước tiến tới độc chiếm biển Đông của Trung Quốc: Việt Nam cực lực phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc.

- Để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình, vì ngọn đuốc hòa bình, dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu, trước mắt bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè và các tổ chức quốc tế. Nếu kẻ thù không chịu dừng bước mà tiếp tục lấn tới thì dân tộc Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không tiếc máu xương của mình, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

- Qua bài thơ chúng ta rút ra được bài học yêu nước phải tỉnh táo, phải bằng những hành động thiết thực chứ không chỉ là những lời hô hào cổ động. Đồng thời phê phán mọi thái độ thờ ơ với tình hình chính trị nóng bỏng của đất nước.

b.2. Hướng dẫn học sinh thảo luận về tác phẩm

* Bước 1: Xây dựng kế hoạch thảo luận

- Xác định nội dung thảo luận: + Bài thơ viết về đề tài gì?

+ Chia bố cục bài thơ và tìm nội dung của từng phần?

+ Nhà thơ đã mượn nhịp dồn dập của những con sóng để diễn tả những trạng thái cảm xúc như thế nào về biển đảo quê hương?

+ Bạn thích câu thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?

+ Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong bạn? + Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ, cấu tứ, bút pháp sử dụng trong bài thơ?

+ Nêu ngắn gọn ý nghĩa tư tưởng của bài thơ?

+ So sánh tình yêu nước được thể hiện trong bài thơ với tình yêu nước trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm).

+ Bạn hãy tìm một nhan đề khác cho bài thơ? Bạn muốn hỏi tác giả bài thơ điều gì nếu bạn được gặp nhà thơ?

+ Có bao giờ tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào trái tim của bạn? - Xác định hình thức thảo luận

+ Thời gian 45 phút

+ Thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 5 thành viên

+ Cấu trúc mỗi nhóm bao gồm: Trưởng nhóm điều hành thảo luận, thư kí nhóm ghi chép nội dung thảo luận, các thành viên khác mỗi thành viên nhận một phần nội dung thảo luận.

* Bước 2: Cho học sinh thảo luận, giáo viên hỗ trợ, điều chỉnh khi cần thiết

+ Đại diện nhóm thuyết trình về vấn đề nhóm đã thảo luận

+ Đặt ra những băn khoăn muốn nhờ sự gợi mở của các nhóm khác và thầy cô giáo.

* Bước 3: Phản hồi, tổng kết và gợi mở

- Các nhóm khác phản hồi, đưa nhận xét, góp ý - Giáo viên tổng kết và gợi mở vấn đề cho buổi sau.

2.2.3.2. Những kết quả cụ thể đạt được:

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w