- Tác phẩm đem đến cho người đọc những thông điệp ý nghĩa và sâu sắc.
c. Về thái độ
PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN
Bản chất của đọc hiểu văn bản văn học là “kiến tạo ý nghĩa của tác phẩm”, là “quá trình tiệm cận đến chân lí”. Hiểu được điều đó, chúng ta sẽ có những giờ đọc hiểu văn bản có ý nghĩa đích thực, cho dù là văn bản trong chương trình hay văn bản ngoài nhà trường. Với một vài định hướng nho nhỏ mà chúng tôi trình bày trên đây hi vọng sẽ là một gợi ý để các em học sinh lớp chuyên văn có những hứng thú, phương pháp để tiếp cận một tác phẩm văn học bất kì, đặc biệt là tác phẩm văn học ngoài nhà trường. Quy trình tiếp cận mà chúng tôi đưa ra là một hành trình liên tục mà bạn đọc học sinh phải nối kết, đó là từ trước khi đọc văn bản đến trong khi đọc và sau khi đọc. Các bước rất đơn giản, rõ ràng, chỉ cần bạn đọc học sinh tiếp cận tác phẩm với tâm thế nhập cuộc và đồng sáng tạo, chắc chắn những định hướng trên sẽ phát huy tác dụng.
Lessing đã từng giả dụ: “Nếu như Chúa cầm trong bàn tay phải của Người toàn bộ
chân lý, còn trong bàn tay trái, chỉ có cuộc kiếm tìm chân lí, luôn luôn hoạt động – dù cho cuộc kiếm tìm này chỉ đem lại sai lầm, lần nào cũng vậy và mãi mãi như vậy – và nếu như Chúa phán bảo tôi: “con hãy chọn đi!”, tôi sẽ kính cẩn lao mình vào bàn tay trái của Người và thưa rằng: “Xin cha ban cho con!” vì, dù sao, chân lí thuần khiết chỉ riêng thuộc về cha mà thôi”. Đời sống văn học không ngừng tiếp diễn và ý nghĩa của văn
bản văn học vẫn luôn mời gọi người đọc các thế hệ chiếm lĩnh và cảm nhận. Những định hướng chúng tôi sử dụng để tiếp cận và đọc hiểu văn bản văn học ngoài chương trình ở đây chưa phải là chân lí. Văn bản văn học là một kết cấu vô cùng. Mỗi người đọc, với tư cách là một nhà sản xuất ý nghĩa của văn bản như Roland Barthes đã nói, đều có thể tìm thấy những cách đọc riêng, những chân lí riêng. Chúng tôi hy vọng rằng, trong những năm tiếp theo, vấn đề dạy và học văn sẽ có nhiều đổi mới theo hướng tích cực, học sinh nói chung và học sinh chuyên văn nói riêng sẽ có những phương pháp đọc hiểu chuyên nghiệp để có thể tiếp cận văn bản văn học bất kì, để những giờ học văn không phải là giáo viên rao giảng những lời hay ý đẹp mà là quá trình để học sinh được trình bày quan điểm, lên tiếng về một vấn đề văn học mà các em đang ấp ủ, tư duy!