Hoàn cảnh gặp gỡ của tôi và tác phẩm

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn (Trang 31 - 33)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu được vai trò của hồ sơ đọc hiểu

1. Hoàn cảnh gặp gỡ của tôi và tác phẩm

* Tôi biết đến văn bản như thế nào? Vì sao văn bản lọt vào “mắt xanh” của tôi? - Tiếng vang của tác phẩm, vị trí mà tác phẩm đạt được đã đưa tôi đến với văn bản

này.

- Mong muốn đi tìm những tác phẩm viết về chiến tranh trên thế giới để có cái nhìn toàn diện, nhiều chiều về một đề tài phổ biến trong văn học cũng là một trong những lý do đưa tôi đến với văn bản.

Để có được văn bản tác phẩm, tôi đã sử dụng cuốn sách mà mình mua bằng tiền tiết kiệm của bản thân.

* Ấn tượng của tôi về văn bản là gì?

- Ấn tượng về cách thu thập thông tin của tác giả, cho thấy tác giả là người rất tâm huyết và quyết tâm tìm mọi cách để những người trong cuộc được lên tiếng, nhằm đem đến cho người đọc một cách nhìn thực tế nhất về cuộc chiến tranh.

- Ấn tượng về những hình ảnh đau thương, ám ảnh mà những nữ quân nhân phải chịu đối mặt trong chiến tranh: Hình ảnh những lọn tóc bị cắt, hình ảnh những cái chết thương tâm, hình ảnh những thau nước giặt nhuốm máu đỏ…

- Ấn tượng về nội dung phản ánh của tác phẩm: Từ những câu chuyện của người phụ nữ kể lại khiến người đọc nhận thức được sự phi nhân của chiến tranh, đồng thời việc để cho những người phụ nữ được lên tiếng giúp người đọc nhìn thấy những sự thật khác về cuộc chiến. Từ đó đặt ra những đối thoại về sự bình đẳng, về dân chủ…

2. Sự tương tác của tôi và văn bản

* Tôi mong muốn và dự đoán gì trước khi đọc văn bản?

Dự đoán nội dung tác phẩm sẽ ít nhiều điều gây tranh cãi, bởi người ta đã quen với những sự thật được lịch sử ghi lại nhưng hiện thực trong tác phẩm này lại có tính chất thách thức, khơi gợi trong người đọc những chất vấn, đối thoại, buộc họ phải nhìn lại những gì từ trước đến nay họ vẫn tin là đúng.

* Những trải nghiệm đọc hiểu cho tôi những kinh nghiệm gì khi tìm hiểu văn bản?

* Tôi đã huy động những chiến thuật nào khi đọc văn bản?

Tôi sử dụng chiến thuật ghi chú bên lề, cuốn phim trí óc, hình dung tưởng tượng, kết nối, tổng hợp.

* Kết quả đọc của tôi về tác phẩm

- Nội dung văn bản gồm hai phần: Phản ánh lịch sử, tâm hồn, sự thật của cảm xúc của những người phụ nữ trong chiến tranh. Qua sự thật ấy ta lại thấy chiến tranh dù ở góc nhìn nào cũng là tội ác với con người, làm rõ gương mặt của người phụ nữ trong chiến tranh, nhờ đó độc giả hiểu đầy đủ hơn về chiến tranh.

- Cấu trúc văn bản tái hiện cuộc đời người phụ nữ ở ba chặng

+ Chặng 1: Là lời kể về cuộc đời người phụ nữ khi họ còn là những cô gái 16, 17 tuổi, tâm thế của họ đầy hăng hái bước vào cuộc chiến.

+ Chặng 2: Là chia sẻ về cuộc đời của người phụ nữ khi họ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến.

+ Phần 3: Là những chia sẻ về cuộc đời của người phụ nữ bước ra khỏi cuộc chiến, trở về với cuộc sống đời thường.

- Ý nghĩa của tác phẩm

+ Phản ánh chân thực cuộc chiến tranh dưới góc nhìn của người phụ nữ + Tố cáo sự phi nhân của chiến tranh.

+ Giúp cho độc giả có cái nhìn toàn diện, nhiều chiều, thậm chí mới mẻ về một vấn đề quen thuộc.

- Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

+ Phương pháp thu thập tài liệu của tác giả rất phong phú, đa dạng

+ Đa thanh về giọng trần thuật: Mỗi câu chuyện được kể bởi một nhân chứng khác nhau.

+ Đặt điểm nhìn của người phụ nữ trong sự đối thoại với điểm nhìn của đàn ông. + Phá vỡ tình hoàn kết của kết thúc

Ở phần đầu tác phẩm tất cả các người phụ nữ ra trận trong tâm trạng hồ hởi, háo hức giống nhau, dù đôi khi có điểm xuyết bè trầm nhưng nhìn chung gần như chỉ có một bè chủ đạo: quyết tâm chiến đấu, cống hiến cho Tổ quốc. Nhưng đến cuối tác phẩm, khi chiến tranh kết thúc, những nữ cựu binh trở về, rất nhiều bè đã vang lên. Có người thì sung sướng vì chiến tranh kết thúc, có người lại lo sợ, thất vọng, có người lại đau đớn ám ảnh…Tác phẩm đã khép lại nhưng ý nghĩa của nó không hoàn kết. Nó gây cho người đọc sự chất vấn: vì sao chiến tranh kết thúc mà những nữ cựu chiến binh lại không vui mừng? Vì sao họ vẫn day dứt, trăn trở.

3. Văn bản và sự chiêm nghiệm của tôi

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng đọc, hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh chuyên văn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w