- Tác phẩm đem đến cho người đọc những thông điệp ý nghĩa và sâu sắc.
c. Về thái độ
2.3.1. Những bài học kinh nghiệm:
Trên đây là những bước chung khi học sinh bắt đầu đến với một cuốn sách, một tác phẩm mới. Qua quá trình nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy một yếu tố quan trọng mà độc giả cần tìm hiểu trong quá trình đọc – hiểu một tác phẩm, nhất là tác phẩm lạ chưa có trong chương trình, đó là thao tác tìm hiểu yếu tố thể loại tác phẩm. Trước khi đọc, học sinh cần xem xét tác phẩm ấy thuộc thể loại nào? Đặc trưng thể loại ấy ra sao? Khi xem xét những đặc trưng về thể loại sẽ giúp cho việc đọc hiểu được thuận lợi hơn, người đọc sẽ dễ dàng lý giải được một số thành công điển hình của tác phẩm hay sẽ biết mình cần chú ý đến những vấn đề gì trong quá trình đọc hiểu, sẽ biết mình cần đọc nhấn hay lướt chố này, chỗ kia từ đó khiến quá trình đọc hiểu tiết kiệm được thời gian nhất. Vì mỗi thể loại lại có yêu cầu đọc khác nhau:
Yêu cầu đọc thơ
- Cần nắm rõ tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm xuất bản (nếu có liên quan đến tư tưởng, nội dung hoặc nghệ thuật sáng tác).
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận khái quát về nội dung – nghệ thuật; sau đó, đi sâu vào từng ý thơ, câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. Từ đó liên tưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng…; dùng các thao tác như: liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ chi tiết, vần điệu,…để cảm nhận ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình.
- Đánh giá, lí giải bài thơ về nội dung lẫn nghệ thuật: Bài thơ có nét gì độc đáo? (Tứ thơ, cảm hứng,..).
Yêu cầu đọc truyện, kí
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc, với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể; làm rõ giá trị của các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và khắc họa bản chất, tính cách nhân vật; chú ý tới nghệ thuật tự sự, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (ngôi thứ nhất), hay ở ngôi thứ ba (người kể gián tiếp - người kể hàm ẩn); điển hình trần thuật; cách sắp xếp các tình tiết, sự kiện; thủ pháp kể chuyện, miêu tả, giọng điệu lời văn.
- Phân tích nhân vật trong vòng lưu chuyển của cốt truyện; tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý nghĩa của các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ; tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với hình ảnh xung quanh; chú ý nghệ thuật xây dựng nhân vật: sử dụng chi tiết; tạo tình huống để khám phá bản chất nhân vật; cách thức miêu tả ngoại hình, hành động, biểu hiện nội tâm…
- Truyện đặt ra vấn đề gì? Mang ý nghĩa tư tưởng như thế nào? Giá trị thể hiện ở các phương diện nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ.
Yêu cầu đọc văn nghị luận
- Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ đó nhận xét vấn đề nêu lên trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, có tầm quan trọng như thế nào đối với cuộc sống, với lĩnh vực luận bàn.
- Văn nghị luận trước hết thể hiện tư tưởng, lí tưởng của con người (tư tưởng chính trị, xã hội, quan điểm, lập trường…) phải nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động theo tiến trình diễn giải, trình bày vấn đề. Chú ý đến các luận điểm và xác định mối quan hệ giữa chúng.
- Cảm nhận tâm tư tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận. Các sắc thái cảm xúc, những cung bậc tình cảm thể hiện trong sự luận bàn làm tăng sức thuyết phục của văn bản nghị luận.
- Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong tác phẩm.
- Nêu khái quát giá trị tư tưởng của tác phẩm về cả hai phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Có thể rút ra những nhận xét sâu sắc từ văn bản nghị luận được tiếp nhận và lĩnh hội.
Yêu cầu về đọc văn bản kịch
- Đọc kỹ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có thể biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại mà tác phẩm ra đời, vị trí của đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm.
- Tập trung chú ý vào lời thoại của nhân vật. Ngôn ngữ kịch ngoài chức năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm như lời nói thông thường còn mang tính hành động. Đó là lời tranh luận, biện bác nhằm thay đổi tình thế, khắc sâu mâu thuẫn, thúc đẩy sự tiến triển của xung đột. Qua lời thoại, xác định quan hệ của các nhân vật, tìm hiểu đặc tính, tính cách của từng nhân vật.
- Phân tích hành động kịch. Từ lời thoại, đặc điểm, tính cách và mối quan hệ tác động lẫn nhau của các nhân vật, tìm hiểu các tình tiết, sự kiện, biến cố tạo nên diễn biến của vở kịch. Xác định đâu là nội dung xung đột chủ yếu, đâu là xung đột thứ yếu, phân tích kết quả và diễn biến của xung đột đó.
- Qua diễn biến căng thẳng của xung đột và thái độ hành động, số phận của các nhân vật trong xung đột, cần nêu rõ chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.