- Tác phẩm đem đến cho người đọc những thông điệp ý nghĩa và sâu sắc.
b. Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Tổ quốc gọi tên của Nguyễn Phan Quế Ma
Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây Tổ quốc của tôi! Tổ quốc của tôi!
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu Sóng quặn đỏ máu những người đã mất Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa Tôi lắng nghe
Tổ quốc Gọi tên mình!
(Tổ quốc gọi tên – Nguyễn Phan Quế Mai)
b.1. Định hướng trước khi đọc văn bảnb.1.1. Xác định mục tiêu đọc hiểu văn bản b.1.1. Xác định mục tiêu đọc hiểu văn bản - Kiến thức:
+ Nắm được nội dung, tư tưởng và các hình thức nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. + Biết vận dụng tác phẩm vào quá trình làm rõ cho một vấn đề lý luận văn học
+ Đọc hiểu một tác phẩm trữ tình hiện đại, phân tích được giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Tổ chức làm việc nhóm, thuyết trình vấn đề, bồi dưỡng kĩ năng sống.
- Thái độ
+ Hiểu và trân trọng những giá trị của bài thơ, của cuộc sống
+ Tự tìm cho mình một cách bày tỏ tình yêu nước và thể hiện vai trò, ý thức, trách nhiệm đối với dân tộc.
b.1.2. Huy động tích cực tri thức, trải nghiệm đọc hiểu
Học sinh hoàn thành nội dung phiếu học tập sau trước khi đọc
Câu hỏi Câu trả lời
Nhan đề của bài thơ giúp em hình dung ra nội dung bài thơ như thế nào? Hình ảnh “Sóng” được lặp đi lặp lại trong bài thơ gợi cho em điều gì?
Dư luận đánh giá như thế nào về bài thơ?
- Tác giả của bài thơ là ai?
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?
Tùy theo nhận thức của từng em mà có những câu trả lời khác nhau, giáo viên cần tôn trọng đọc giả học sinh, không nên áp đặt theo ý mình.
Sau đây là một trong những định hướng trả lời
Câu hỏi Câu trả lời
Nhan đề của bài thơ giúp em hình dung ra nội dung bài thơ như thế nào?
Nhan đề của bài thơ “Tổ quốc gọi tên”: giúp mỗi công dân Việt Nam thấy mình cần phải có vai trò, trách nhiệm với đất nước, dân tộc. Hay chính mỗi người con Việt Nam đang gọi tên thiêng liêng Tổ quốc mình.
Hình ảnh “Sóng” được lặp đi lặp lại trong bài thơ gợi cho em điều gì?
Hình ảnh “Sóng” được lặp đi lặp lại: sóng dội, sóng chẳng bình
yên, sóng quặn, sóng cuồn cuộn: vừa là những con sóng dữ dội ở
biển khơi vừa là những con sóng lòng: đó là nỗi đau, lòng căm hận của biển. Đồng thời cũng là nỗi xót xa cho Tổ quốc, sự phẫn nộ của những người con Việt Nam trước những hành vi chia cắt, dẫm
đạp lên dáng hình đất nước của kẻ thù
như thế nào về bài thơ?
đoàn kết, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của chín mươi triệu trái tim người con Việt Nam. Vì vậy không chỉ khi mới ra đời mà ngay trong những ngày này – những ngày mà biển đảo quê hương vẫn bị xâm lấn, dẫm đạp thì ở đâu: trên xe bíp, đài phát thanh, truyền hình Trung ương, địa phương, trên các trang mạng, báo điện tử… đều xuất hiện bài thơ và bài hát Tổ quốc gọi tên mình của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc từ bài thơ.
- Tác giả của bài thơ là ai?
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- Tác giả của bài thơ là Nguyễn Phan Quế Mai, một nhà thơ nữ trẻ sinh 12/08/1973 tại Ninh Bình, lớn lên ở Bạc Liêu. Chị tốt nghiệp cao học chương trình viết văn tại Đại học Lancaster, Anh quốc. Chị đang học và làm việc tại Đại học Lancaster. Ngoài bài thơ chị còn nhiều bài thơ viết về quê hương: Đồng Lộc, Thời gian trắng,
Những ngôi sao hình quang gánh…Ngoài ra chị còn một số tác
phẩm văn xuôi. Thơ chị nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Anh, Đức, Bỉ, chị có nhiều tác phẩm đã dịch qua Anh ngữ.
- Năm 2015, trên báo chí và mạng xã hội có một số bài tranh cãi về tác giả của bài thơ là của ông Ngô Xuân Phúc. Ngay lập tức, tác giả đưa được những bằng chứng và chứng minh rõ ràng bài thơ là của mình.
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ được sáng tác trên máy bay trong một chuyến đi công tác từ Hà Nội đến Châu Âu. Tác giả viết bài thơ sau khi nhận được câu hỏi phỏng vấn của nhà văn, nhà báo Nguyễn Hòa Bình xoay quanh vấn đề “văn nghệ sĩ và chủ quyền biển đảo”. Khi máy bay cất cánh, nhà thơ nhìn qua cửa sổ thấy Tổ quốc mình là những ngôi nhà nhỏ xinh lấp lánh nắng, những thửa ruộng ngời lên ngư ngọc, những lùm cây xanh thẳm bình yên …. Trong đầu nhà thơ hàng loạt câu hỏi xuất hiện: Điều gì sẽ xảy ra nếu sự bình yên ấy bị một thế lực nào giày xéo? Điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó cắt rời những tấc biển khỏi tấc đất Việt Nam? Ôi Tổ quốc, Tổ quốc! Nhà thơ gọi thầm và chợt tiếng động cơ máy bay như tiếng sóng vọng về. Bài thơ được viết rất nhanh, viết một mạch với cảm xúc tuôn trào. Khi máy bay đưa nhà thơ lên những tầng mây trắng, khi nhà thơ không còn nhìn thấy hình hài Tổ quốc, lúc đó bài thơ đã được hoàn thành. Bài thơ được tác giả gửi cho nhà báo Hải Giang – báo Hà Nội Mới qua gmail vào lúc 23:21:22
ngày 20/6/2011 và được báo Hà Nội Mới đăng ngày 26/6/2011. Tháng 7/2015 nhà thơ ra mắt tập thơ Tổ quốc gọi tên mình trong đó có bài thơ Tổ quốc gọi tên.
b.2. Định hướng trong khi đọc văn bản
- Đây là một văn bản mới, được viết theo cấu tứ mới lạ, viết về chủ đề biển đảo, tình yêu Tổ quốc, đất nước, nên học sinh phải xác định tâm lý đọc theo đúng như định hướng:
+ Tập trung cao độ
+ Tích cực tư duy khi đọc bằng cách hình dung, tưởng tượng, liên kết các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…
+ Sử dụng các chiến thuật đọc hiểu như: Ghi chú bên lề, kết nối tổng hợp, cuốn phim trí óc…
- Học sinh có thể vừa đọc vừa ghi lại một số câu thơ, từ ngữ, hình ảnh, những trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ.
+ Những từ ngữ khắc họa kẻ thù ngang ngược: kẻ lạ mặt, ngang nhiên, rình rập,
dẫm đạp -> Gợi kẻ thù hung tàn, gian ác đồng thời gợi sự phẫn nộ, bất bình trong lòng
người đọc.
+ Những câu thơ, từ ngữ, hình ảnh diễn tả sự hi sinh lớn lao của thế hệ cha anh đi trước để bảo vệ chủ quyền biển đảo: bao người đã ngã, Máu của người nhuộm mặn sóng
biển Đông, Sóng quặn đỏ máu những người đã mất…
+ Những câu thơ, hình ảnh, từ ngữ nói lên nỗi đau xót của con người Việt Nam trước hình ảnh đất nước bị xâm lấn, chia cắt: Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau,
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”…-> Đó là nỗi đau tột cùng khi tấc
đất thiêng liêng của Tổ quốc bị xâm phạm.
+ Những biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, tương phản… giúp người đọc hình dung rõ hơn về tình yêu Tổ quốc, quê hương của nhà thơ.
+ Hai chữ Hòa bình được nhà thơ sử dụng kiểu viết hoa tu từ thể hiện khao khát lẽ sống cao cả của dân tộc.
b.3. Định hướng sau khi đọc văn bản
Sau khi đọc văn bản, giáo viên định hướng học sinh làm hồ sơ đọc hoặc nhật kí đọc. Với bài này chúng tôi hướng dẫn học sinh làm hồ sơ đọc theo hệ thống câu hỏi như đã đưa ra ở phần lý thuyết. Sau đây là một số định hướng.
HÀNH TRÌNH ĐỌC HIỂU TỔ QUỐC GỌI TÊN CỦA NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
1. Hoàn cảnh gặp gỡ của tôi và tác phẩm
*Tôi biết đến tác phẩm như thế nào? Vì sao bài thơ lọt vào “mắt xanh” của tôi?
- Tình cờ tôi nghe được ca khúc trên chiếc rađiô cầm tay vào buổi tối thứ 7. Ca khúc
Tổ quốc gọi tên mình qua giọng ca hào hùng của nghệ sĩ nhân dân Quang Thọ. Nghe
xong, ngay lập tức tôi vào internet tìm hiểu bài hát và biết được bài hát đó của nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, lời bài hát được phổ từ bài thơ Tổ quốc gọi tên của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai.
- Tôi cũng từng đọc nhiều bài thơ viết về chủ đề biển đảo (Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Việt Chiến) trong những ngày lãnh hải của chúng ta bị tranh chấp. Bài thơ không chỉ dậy sóng ở Việt Nam mà còn dậy sóng ở một số nước như Mĩ về lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm với Tổ quốc ngay sau khi nó ra đời. Bài thơ được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn chuyển thể thành bài hát Tổ quốc gọi tên mình rất thành công và bài hát nhận được nhiều giải thưởng. Do đó tôi quyết định chọn tác phẩm này đọc và tìm hiểu.
* Tôi lấy văn bản thơ từ nguồn nào?
Tôi lấy tác phẩm từ tập thơ Tổ quốc gọi tên mình của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, NXB Phụ nữ, có trong thư viện sách của nhà trường.
* Ấn tượng của tôi về bài thơ là gì?
Ấn tượng của tôi về tác phẩm là cách nhà thơ bộc lộ tình yêu biển đảo, tình yêu nước của mình rất chân thực và xúc động. Chính tác giả tâm sự: “Bài thơ bắt đầu bằng nhịp điệu dồn dập, về những hiểm họa mà Tổ quốc đang phải đương đầu, về sự hi sinh, mất mát để rồi thắp lên niềm tin về hòa bình. Trong sâu thẳm lòng mình, tôi ao ước rằng tất cả những xung đột tranh chấp về biển đảo sẽ được hòa giải qua đối thoại và sẽ không có chiến tranh”.