Tạo lập đoạn văn (bài văn nghị luận) để bác bỏ một luận điểm, một luận cứ hay một lập luận bằng cách nêu câu hỏi kết hợp với lí lẽ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 27 - 30)

hay một lập luận bằng cách nêu câu hỏi kết hợp với lí lẽ

Dạng bài tập nay yêu cầu học sinh bác bỏ bằng cách nêu câu hỏi tu từ kết hợp với lí lẽ. Muốn bác bỏ được, trước hết học sinh cần phải hiểu thế nào là câu hỏi tu từ? Và cách vận dụng câu hỏi tu từ vào bác bỏ một luận điểm, một luận cứ hay một lập luận

Ví dụ minh họa: Hãy viết một đoạn văn bác bỏ quan niệm: Cái chết là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời bằng cách nêu câu hỏi kết hợp lí lẽ (Những câu hỏi nêu ra ở

đây có thể là: Trên đời này, sự sống có phải là cái đáng quí nhất?)

d. Kết quả khi thực hiện giải pháp: xây dựng được kỹ năng sử dụng thao tác lập

luận bác bỏ trong từng giờ dạy: lí thuyết; thực hành và trả bài.

d.1. Rèn kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong giờ học lí thuyết

Về nguyên tắc, phần Làm văn (trong chương trình và SGK hiện hành), khi dạy thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận có thể sử dụng tất cả các kiểu bài tập trong hệ thống bài tập rèn kỹ năng mà sáng kiến đề cập tới. Trong đó nhóm bài tập 1 có tác dụng giúp học sinh nhận biết thao tác lập luận bác bỏ cũng như cách thức bác bỏ trong một bài văn nghị luận, nhóm bài tập 2 giúp học sinh rèn kỹ năng viết đoạn văn nghị luận có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

Trong việc dạy lí thuyết Làm văn, hệ thống bài tập nói trên có thể sử dụng trong tiết dạy lí thuyết thao tác lập luận bác bỏ (SGK Ngữ văn11, tập 2) bởi giờ lí thuyết nhằm củng cố sâu sắc những kiến thức về khái niệm, yêu cầu và cách thức bác bỏ. Đồng thời biết vận dụng lí thuyết vào thực hành, giải quyết các bài tập luyện tập. Giáo viên cung cấp thông tin, đưa văn bản mẫu, tổ chức cho học sinh tìm hiểu, quan sát văn bản bằng hệ thống câu hỏi chính xác, khoa học. Từ đó học sinh nhận biết được cách thức bác bỏ thông

qua các văn bản đó (nhóm bài tập 1).

d.2. Rèn kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong giờ thực hành

Mục đích các giờ thực hành là biến những kiến thức lí thuyết trừu tượng thành những trải nghiệm thực tế, học sinh biết vận dụng những kiến thức lí thuyết vào thực hiện các bài tập đa dạng. Đồng thời hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận phù hơp với đặc trưng phần Làm văn: mỗi lí thuyết phải

được minh họa sinh động bằng một mẫu thực hành.Vì vậy các kiểu bài tập nói trên có thể

sử dụng trong tiết dạy lí thuyết về thao tác lập luận bác bỏ. Các kiểu loại bài tập này với những hình thức thể hiện khác nhau được sử dụng nhiều lần, lặp lại nhằm hình thành ở học sinh kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong Làm văn cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Khi sử dụng các kiểu bài tập, giáo viên cần ý thức được từng kiểu loại bài tập nằm ở vị trí nào trong hệ thống và nó có mục đích, tác dụng gì, có đặc trưng, tính chất như thế nào, quy trình thực hiện gồm các thao tác nào… Có như vậy thì việc luyện tập mới chặt chẽ, khoa học và đạt kết quả như mong muốn, tránh được việc tùy tiện trong việc lựa chọn và sử dụng bài tập, trong việc soạn bổ sung bài tập.

Bên cạnh đó, giờ thực hành chủ yếu là luyện viết (nói) đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Từ đó, giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập trên (chú ý nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập) để có được giờ học hiệu quả.

Kỹ năng viết (nói) là kỹ năng quan trọng trong giờ Làm văn. Kỹ năng được bộc lộ rõ nét nhất qua mỗi văn bản của học sinh (nhóm bài tập 2) trong giờ kiểm tra hay những bài tập giáo viên giao cho các em làm ở nhà. Khi rèn kỹ năng tạo lập, giáo viên phải chú ý đến đề tài, vấn đề đưa ra cần vừa sức, có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh, phát huy được tính sáng tạo, tư duy độc lập và phải phù hợp với quỹ thời gian của học sinh. Mặt khác, nhóm bài tập 2 có thể vận dụng trong giờ trả bài cho học sinh. Bởi lẽ, mẫu bài tập thực hành đã sử dụng trong giờ viết văn, đến giờ trả bài giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại đề và kỹ năng thực hành tương ứng. Giáo viên có thể chọn một bài viết sử dụng thao tác lập luận bác bỏ cho học sinh tìm hiểu và nhận xét theo hình thức thảo luận, phát biểu ý kiến về cách thức bác bỏ, lỗi bác bỏ… Từ đó giáo viên nhận xét chữa lỗi trong bài viết, đồng thời nhận xét và chữa lỗi trong bài phát biểu của học sinh.

d.3. Rèn kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong giờ trả bài

* Mục đích:

Từ trước tới nay, đa số những giờ trả bài Làm văn không được giáo viên coi trọng đúng mức, thậm chí còn có trường hợp bỏ qua hoặc cắt xén thời gian của giờ trả bài để dành cho những bài học khác. Chính vì thế giờ trả bài chỉ đơn thuần là một giờ giáo viên thông báo điểm bài viết cho học sinh. Nên chăng cần phải nhìn nhận sâu sắc hơn vai trò của giờ trả bài và tác dụng của giờ trả bài trong việc rèn luyện kỹ năng viết văn nói chung và kỹ năng lập luận bác bỏ nói riêng.

Mục đích của giờ trả bài Làm văn là củng cố lại cho học sinh những kiến thức và kỹ năng làm bài, khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào trong bài viết. Và một điều rất quan trọng trong giờ trả bài là giúp cho học sinh nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình để rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.

Với mục tiêu cơ bản như vậy thì việc rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ hay bất cứ thao tác lập luận nào cũng đều rất hữu ích và hiệu quả. Tuy nhiên, việc rèn kỹ năng lập luận bác bỏ trong giờ trả bài sẽ có điểm khác so với những giờ lí thuyết và thực hành ở trên. Trước đây, vấn đề nghị luận đã có sẵn và học sinh không hề cảm thấy xa lạ vì thế sẽ gây cảm giác nhàm chán trong luyện tập. Tiếp theo, khi tổ chức luyện tập thao tác lập luận bác bỏ trong giờ trả bài thì hình thức tối ưu là thảo luận nhóm, phát biểu miệng, tranh luận trực tiếp về vấn đề của đề bài và vấn đề đặt ra trong chính bài làm của học sinh (Ngữ liệu được lấy ra từ chính bài làm của học sinh).

* Nội dung

Giờ trả bài là một giờ luyện tập lí tưởng cho việc rèn luyện kỹ năng. Bởi lẽ, mẫu bài tập thực hành đã được sử dụng trong giờ viết văn, đến giờ trả bài giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lại đề bài và kỹ năng thực hành tương ứng. Nội dung luyện tập chủ yếu trong giờ trả bài là rèn luyện kỹ năng lập dàn ý và tạo lập văn bản, đặc biệt là tạo lập đoạn văn bản.

* Phương pháp

Đối với giờ trả bài thì thời gian dành cho việc luyện tập là không nhiều, thông thường là ½ thời gian của tiết học (khoảng 25 phút). Chính vì thế giờ luyện tập có thể tiến hành theo các bước sau:

- Giáo viên chọn một bài viết của học sinh có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong bài viết, yêu cầu học sinh đọc trước lớp.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu và nhận xét theo hình thức thảo luận, phát biểu miệng: Lập luận bác bỏ trong bài viết được sử dụng ở đoạn văn nào? Cách bác bỏ có phù hợp không? Đoạn văn có vạch ra sự sai lầm của văn đề nghị luận và bảo vệ được những điều đúng đắn?

- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi trong bài viết, đồng thời nhận xét và chữa lỗi trong bài phát biểu của học sinh.

Ví dụ: Có ý kiến cho rằng: nội dung của câu tục ngữ Một điều nhịn, chín điều lành là thể hiện sự hèn nhát.

Viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để chỉ ra nhận thức sai lầm trong ý kiến trên.

Đối với đề bài trên, giáo viên tiến hành các bước luyện tập cơ bản để từ đó củng cố và rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập luận bác bỏ phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong bài viết.

+ Hướng dẫn học sinh xác định cách thức bác bỏ phù hợp (Ở đề bài trên nên sử dụng cách bác bỏ luận điểm dùng thực tế)

+ Giáo viên cho học sinh tiến hành luyện tập theo hình thức thảo luận nhóm (Hình thức luyện tập này sẽ tiết kiệm thời gian và quan trọng hơn là tất cả học sinh đều được tham gia luyện tập).

+ Kiểm tra kết quả luyện tập (học sinh báo cáo kết quả bằng văn bản)

+ Giáo viên nhận xét, định hướng học sinh qua những bài viết có chất lượng tốt

Một điều nhịn, chín điều lành. Ý cả câu khuyên con người ta nên bình tĩnh, biết bình tĩnh,

tránh nóng nảy để giữ hòa khí. Ở đây, ta cần hiểu nhịn không phải là thua kém, hèn nhát mà là nhường nhịn, im lặng, lùi một bước, nhịn khi người khác không đủ bình tĩnh, tỉnh táo (trong cuộc sống, chỉ có kẻ tiểu nhân mới không biết nhường nhịn, hay so đo, chấp vặt). Nhưng nhịn không có nghĩa là nhu nhược, hèn nhát. Lịch sử đất nước ta hàng ngàn năm Bắc thuộc, bị thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm, đô hộ, nếu chúng ta mãi nuốt nhục mà nhịn thì làm sao có được ngày hôm nay.

7.1.3. Giải pháp 3:

a. Tên giải pháp: Xây dựng bài tập vận dụngb. Nội dung: b. Nội dung:

- Xây dựng một số dạng đề: + Nghị luận xã hội.

+ Nghị luận văn học. - Gợi ý giải một số đề

c. Các bước tiến hành thực hiện giải pháp:c.1. Xây dựng một số dạng đề: c.1. Xây dựng một số dạng đề:

c.1.1. Nghị luận xã hội:

- Đề 1: Người trẻ hiện nay xấu xí, bạn nghĩ sao?

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 27 - 30)