Bài học: cần có một thái độ đúng đắn đối với đồng tiền.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 39 - 41)

* Kết luận

c.2.2. Nghị luận văn học:

c.2.2.1. Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu cổ vũ lối sống

gấp, sống hưởng thụ đầy nguy hại cho giới trẻ.

Viết đoạn văn bày tỏ quan điểm của anh/chị về ý kiến trên.

GỢI Ý:

Bài thơ Vội vàng cổ vũ cho lối sống gấp, sống hưởng thụ đầy nguy hại cho giới trẻ. Nhận định này rõ ràng không có căn cứ.

Bài thơ có bày tỏ quan điểm sống vội vàng: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một

nửa/ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân, nhưng đó là vì: Xuân đương tới, nghĩa là

xuân đương qua/ Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,. Bài thơ có những lời giục giã:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, và bày tỏ cao độ khát vọng tận hưởng sự sống: Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn: Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

Thậm chí muốn chiếm đoạt sự sống: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!, nhưng là bởi cái ước muốn tắt nắng, buộc gió kia không nằm trong khả năng của con người, nó thuộc quyền năng của tạo hóa. Đó là những cung bậc cảm xúc cao nhất, trong bài ca về lòng yêu đời, là sự trào dâng mãnh liệt niềm khát khao giao cảm với đời. Đồng nhất khát vọng tận hưởng sự sống, khát vọng sống cao độ trong mỗi phút giây của tuổi trẻ: Sống toàn tim, toàn trí toàn hồn/ Sống toàn thân và thức nhọn giác quan với sống gấp, sống hưởng thụ, kết luận đó là lối sống nguy hại, là không thể chấp nhận.

c.2.2.2. Đề 2: Xung quanh hành động cắt dây trói giải thoát APhủ và tự giải thoát

của Mị:

- Có ý kiến cho rằng: Đó là một hành động đã được chuẩn bị từ trước. - Ý kiến khác thì cho rằng: Đó là hành động có tính bột phát.

Quan điểm của anh/chị? Phân tích tác phẩm để làm rõ. GỢI Ý:

* Giới thiệu nhân vật

- Cô gái Hmông tài sắc vẹn toàn - Cuộc đời, số phận:

+ Nghèo, nhưng đã từng có một thời con gái êm đềm

+ Cuộc sống êm đềm đó đã chấm dứt từ khi Mị bị bắt làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.

+ Từ một cô gái hồn nhiên yêu đời, phơi phới tuổi xuân, những áp chế nặng nề, cuộc sống địa ngục trần gian trong nhà thống lí Pá Tra đã biến Mị thành người đàn bà lầm lũi, câm lặng như một cái xác không hồn.

+ Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân nơi rẻo cao và âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình đã phục sinh tâm hồn Mị. Cô gái Hmông trẻ ngày xưa đã dần sống lại trong đêm tình mùa xuân.

+ Nhưng những vòng dây trói phũ phàng, cách đối xử như với súc vật (đánh, trói, đạp vào mặt) đã khiến Mị tê liệt trở lại. Tưởng chẳng bao giờ hồi sinh được nữa.

+ Nhưng sự thực thì cô Mị hồn nhiên, cô Mị rạo rực khát vọng tình yêu, hạnh phúc, rạo rực khát vọng sống ấy đã không chết…Sự trỗi dậy lần này còn mạnh mẽ, mãnh liệt hơn cả mùa xuân năm trước.

Sự việc xảy ra bất ngờ vào một đêm mùa đông. APhủ lúc ấy là người ở gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra. Vì để hổ vồ một con bò mà bị trói đứng vào cột đã mấy đêm liền.

- Những đêm đầu: nhìn cảnh Aphủ bị trói nhưng Mị dường như không thấy gì. Không phải Mị vô tâm, vô tình mà là bị tê liệt, rơi vào trạng thái vô thức, không còn nhận biết được gì về cuộc sống ( Bị A Sử đánh, ngã quay ra bếp nhưng hôm sau lại vẫn ra sưởi lửa).

- Đến đêm thứ 3, thứ 4 gì đó: khi ngọn lửa sưởi bùng lên, Mị lé mắt trông sang thì bắt gặp nước mắt APhủ đang bò xuống hõm má đã xám đen lại. Như một luồng điện cực mạnh, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức Mị:

+ Nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị

+ Nhớ lại sự việc một người đàn bà bị trói đến chết trong nhà này.

Một loạt trạng thái cảm xúc khác đã được đánh thức (xót thương, căm giận, lo lắng…). Mị gần như đã trở lại là một người bình thường. Sự so sánh: Ta là thân đàn bà,

nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế…đã làm nảy sinh ý nghĩ cứu A Phủ.

+ Nhưng từ ý nghĩ đến hành động là cả một quá trình, Tô Hoài không để cho Mị hành động ngay mà để Mị chìm sâu vào suy nghĩ: Mị nhớ lại đời mình (ôn lại bản án tội ác của cha con thống lí). Lòng căm thù đã cho Mị sức mạnh để Mị hành động:

Rút con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây Gỡ dần dây trói

Đến vòng dây cuối cùng thì chợt hoảng sợ

Đây chính là bằng chứng rõ nhất để chứng minh rằng sự việc cắt dây trói hoàn toàn không được chuẩn bị từ trước. Chỉ cần đặt ra một câu hỏi: Liệu một con rùa câm lặng, một người đàn bà bị đè nén, áp bức đến tê liệt tinh thần như Mị có thể lên một kế hoạch cho việc giải thoát A Phủ được không?

+ Một sự việc nữa cần lý giải: khi A Phủ vùng dậy chạy thì Mị đứng lặng trong

bóng tối… nhưng khi A Phủ chạy và lăn đến lưng dốc thì Mị vụt chạy theo. Đó là một

phản ứng dây truyền của sự bừng tỉnh. Chính hành động mạo hiểm đó đã dẫn đến sự bừng tỉnh của Mị về cuộc đời, số phận của mình: A Phủ cho tôi đi… Ở đây thì chết mất. Thật bất ngờ và cũng thật hợp lý là chính cái chết cầm chắc trong tay đã mở ra cho Mị con đường sống, đã đưa Mị đến hành động phá cũi xổ lồng, giải thoát A Phủ, giải thoát đời mình và đến với cách mạng.

* Kết luận:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 39 - 41)