Khẳng định hành động cắt dây trói giải thoát APhủ và tự giải thoát của Mị là

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 41 - 45)

hành động hoàn toàn mang tính bột phát.

- Hành động này là sự thể hiện của sức sống tiềm tàng, ý thức phản kháng tiềm tàng – những phẩm chất vô cùng quí báu của người lao động.

c.2.2.3. Đề 3: Về hình tượng nhân vật cô vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của

Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ dạn dĩ trơ trẽn chẳng có gì đáng

thương, đáng trọng, chẳng có gì đáng để cảm thông.

Quan điểm của anh/chị trước ý kiến trên. GỢI Ý:

* Trước hết có thể đồng tình với một phần của nhận xét ở vế thứ nhất của phát ngôn: cô vợ nhặt là người đàn bà dạn dĩ, trơ trẽn.

Sự trơ trẽn, dạn dĩ…thể hiện ở những hành động của cô qua hai lần gặp gỡ với Tràng:

- Ton ton chạy ra đẩy xe cho Tràng; liếc mắt cười tít (lần gặp thứ nhất) - Sầm sập chạy đến, sưng sỉa mắng Tràng là điêu (lần gặp thứ hai)

- Tràng giữ phép lịch sự mời ăn trầu, cô gái trắng trợn từ chối và gợi ý ăn một cái gì khác: Ăn gì thì ăn, chả ăn giầu.

- Cách ăn bánh đúc (ăn liền một chặp 4 bát…)

- Chỉ một lời rủ rê đùa “Làm đếch gì có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra

khuân hàng lên xe rồi cùng về, lập tức theo Tràng về.

* Nhưng nếu chỉ nhìn vào những hành động ấy và vội vàng kết luận Cô vợ nhặt là

một người đàn bà dạn dĩ, trơ trẽn, chẳng có gì đáng trọng, đáng thương, đáng cảm thông thì có thỏa đáng không?

- Nếu kết luận cô gái ấy là một người phụ nữ xấu xa như vậy thì lí giải thế nào về diễn biến tâm trạng của cô trên đường theo Tràng về (những rón rén, e thẹn, xấu hổ,

ngượng ngùng khi bắt gặp ánh mắt của những người dân xóm ngụ cư)

- Cũng như vậy, sẽ giải thích thế nào về những tư lự, lo âu, nỗi thất vọng khi tận mắt chứng kiến gia cảnh của người đàn ông mà cô theo về? Sẽ giải thích thế nào về thái độ và những hành động của cô vào buổi sáng ngày hôm sau khi cô cùng người mẹ chồng thu dọn quét tước nhà cửa…Đặc biệt là thái độ của cô khi đón bát cháo cám từ tay người mẹ chồng?

Những thái độ, tâm trạng ấy là gì nếu không xuất phát từ niềm khát khao hạnh phúc, khát khao thoát khỏi lưỡi hái tử thần do nạn đói? Và sự dạn dĩ trơ trẽn (do sự trỗi dậy của bản năng sống mà bất kì ai cũng có) đó có đáng cảm thông? Khát vọng sống đó có đáng trân trọng?

c.2.2.4. Đề 4: Về cái kết của Vợ chồng Aphủ (Tô Hoài), có ý kiến cho rằng: Kết

thúc như vậy là quá bất ngờ.

Quan điểm của anh/chị trước ý kiến trên? GỢI Ý:

* Đúng: Hành động cắt dây trói giải thoát A Phủ và tự giải thoát mình của Mị là

một hành động hoàn toàn mang tính bột phát, không hề được chuẩn bị từ trước. Có hai bằng chứng để chứng minh điều này:

- Sau khi cắt dây trói giải thoát A Phủ, Mị lần gỡ những vòng dây trói…Nhưng gỡ đến vòng dây cuối cùng, Mị đột nhiên hốt hoảng…(Nếu hành động này đã được chuẩn bị từ trước, đã được lên kế hoạch thì khi kế hoạch thành công, thay vì sợ hãi hốt hoảng, Mị phải vô cùng vui sướng)

- Khi A Phủ quật sức vùng lên chạy thì Mị đứng lặng trong bóng tối…Nhưng khi A Phủ chạy xuống tới lưng dốc thì Mị lao theo và nói trong hơi gió thổi lạnh buốt: A Phủ

cho tôi đi./ Ở đây thì chết mất

Như vậy cả hành động giải thoát A Phủ và tự giải thoát của Mị đều là bột phát. Nó không chỉ bất ngờ với người đọc (một con rùa câm lặng, một người đã rơi vào trạng thái bị tê liệt như Mị lại có thể có những hành động như vậy) mà còn bất ngờ với chính Mị - người đã làm ra sự việc.

*…. Nhưng phiến diện

- Ở chỗ người nêu ý kiến mới chỉ nhìn vào bản thân sự việc đó mà không đặt sự việc trong sự vận động tâm lí và tính cách của nhân vật

- Nhìn bề ngoài, Mị là một cô gái có vẻ cam chịu, nhẫn nhục. Từ khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, cuộc sống địa ngục trần gian của nhà thống lí dường như đã dập tắt ngọn lửa của khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc, làm thui chột ý thức phản kháng của Mị.

- Nhưng từ trong bản chất, Mị vẫn là một cô gái tiềm tàng một sức sống, một ý thức phản kháng giai cấp thống trị. Sự trỗi dậy khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc trong đêm tình mùa xuân và hành động cắt dây trói giải thoát A Phủ và tự giải thoát là những bằng chứng hiển nhiên và có mối liên hệ mật thiết với nhau (Sự trỗi dậy của khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc trong đêm tình mùa xuân là tiền đề dẫn đến hành động cắt dây trói) Kể cả khi hành động đó là bột phát thì nó vẫn chịu sự chi phối của tâm lí, tính cách của Mị.

Vậy nên, thay vì kết luận cái kết của tác phẩm như vậy là bất ngờ, phải thêm

nhưng bất ngờ mà tất yếu. Tất yếu bởi hành động của Mị phản ánh đúng qui luật cuộc

sống; có áp bức có đấu tranh. Mặt khác, hành động đó hoàn toàn phù hợp với sự vận động tâm lí và tính cách của Mị.

c.2.2.5. Đề 5: Rừng xà nu (tác phẩm Rừng Xà nu – Nguyễn Trung Thành) chỉ giữ

vai trò là phông, nền, tạo khung nghệ thuật cho tác phẩm.

Quan điểm của anh/chị trước ý kiến trên? Làm rõ bằng việc phân tích hình tượng. GỢI Ý:

* Có thể khẳng định ngay rằng ý kiến trên là phiến diện, phản ánh một nhận thức không đầy đủ về giá trị của một hình tượng, do đó không nhận thức hết giá trị to lớn của tác phẩm.

Nếu bỏ đi chữ chỉ (chỉ giữ vai trò) có thể xem ý kiến là nhận xét ban đầu về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của hình tượng.

Có hai cơ sở để khẳng định tính đúng đắn của nhận xét:

+ Thứ nhất, trong một tác phẩm văn học, thiên nhiên luôn giữ vai trò là phông, nền, có tác dụng tạo dựng không gian nghệ thuật cho tác phẩm.

+ Thứ hai, trong tác phẩm này, hình ảnh xà nu không chỉ được tập trung miêu tả trong phần đầu và phần cuối, nó còn hiện diện trong suốt thiên truyện (không dưới 20 lần, tác giả nhắc đến xà nu ở những cụm từ, những cách nói: rừng xà nu, đồi xà nu, cây

xà nu, khói xà nu, nhựa xà nu, đuốc xà nu…).

Cho nên, xét về vai trò, ý nghĩa, rừng xà nu đúng như ý kiến trên, trước hết giữ vai trò là phông, nền, có tác dụng tạo dựng không gian nghệ thuật cho tác phẩm.

* Tuy nhiên, nếu chỉ giữ vai trò là phông, nền… thì - Những chi tiết miêu tả:

+ Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương

+ Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. + Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt

làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra…Năm, mười hôm thì cây chết.

+ Cạnh một cây mới ngã gục, đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn,

hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.

+ Có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng.

+ …Cứ thế, hai, ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở

cho làng

- Cách miêu tả:

+ Tả cây xà nu, Nguyễn Trung Thành dùng toàn những từ để nói về con người: bị thương, vết thương, máu

+ Và ngược lại, khi tả người, lại luôn so sánh, liên tưởng đến cây (tả cây trong sự chiếu ứng với người)

Chẳng hạn, tả cụ Mết, tác giả viết: Ông cụ ở trần, ngực căng như một cây xà nu

lớn hay tả cảnh Tnú bị kẻ thù dùng dao chém vào lưng: Ở chỗ vết thương, máu ứa ra từng giọt lớn, đến chiều thì đen, đặc quyện lại như nhựa xà nu.

có dụng ý gì nếu không phải để xây dựng xà nu trở thành một biểu tượng về số phận và phẩm chất của con người.

Mặt khác, cách miêu tả như vậy (tập trung ở trang đầu và trang cuối) còn phản ánh kết cấu nghệ thuật của tác phẩm: kết cấu đầu cuối tương ứng (vòng tròn) phải chăng là để tô đậm sức sống mãnh liệt của xà nu, cũng là sức sống mãnh liệt của đất nước và con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ (theo lời tác giả thì chính là sức sống mãnh liệt của xà nu đã gợi ý tưởng sáng tác cho tác phẩm)

Thêm nữa, nếu xà nu chỉ giữ vai trò là phông, nền…, các hình tượng Tnú, cụ Mết, Dít, Heng… mới là quan trọng thì nhan đề Rừng xà nu thiết nghĩ cũng phải thay đổi.

Tóm lại, với những căn cứ từ tác phẩm (và ngoài tác phẩm – ý tưởng sáng tác), có thể khẳng định ý kiến Rừng xà nu chỉ giữ vai trò là phông, nền, tạo khung nghệ thuật

cho tác phẩm là một nhận thức phiến diện, không đầy đủ về hình tượng nghệ thuật đẹp

nhất, quan trọng và giàu ý nghĩa nhất của tác phẩm.

d. Kết quả khi thực hiện giải pháp:

+ Sản phẩm được tạo ra từ giải pháp (Tên, khối lượng, số lượng, thông số của sản

phẩm):

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số tt

Họ và tên Nơi công tác Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

1 Lớp Văn K23, PhápK23, Toán K23 K23, Toán K23

THPT Chuyên Bắc Giang

Lớp 11,12 - Bài: thao tác lập luận bác bỏ

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 41 - 45)