Bài học nhận thức và hành động

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 34 - 35)

- Là một người trẻ, anh chị đang sống như thế nào?

- Ý kiến: Người trẻ hiện nay xấu xí như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thế hệ trẻ nhìn lại cách sống của bản thân mình và lựa chọn một lối sống đẹp, có ý nghĩa.

* Kết bài:

c.2.1.2. Đề 2: Truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn

Quan điểm của anh/chị trước ý kiến trên?

* Mở bài: * Thân bài:

- Giải thích:

+ Truyện tranh: một loại hình biến thể của sách -> Sách được mô tả bằng hình ảnh, tranh và chữ.

+ Con sâu đục khoét tâm hồn: cách nói hình ảnh về vấn đề ảnh hưởng tiêu cực của truyện tranh với suy nghĩ của con người.

- Bàn luận:

+ Phủ nhận tính đúng đắn và toàn diện của ý kiến.

+ Trong nghiên cứu của họa sĩ Lê Phụng Hải – từng làm việc cho NXB Kim Đồng có viết: Truyện tranh là một loại hình nghệ thuật đa chức năng bởi tính tổng hợp của nó

với những yếu tố kỹ thuật khác nhau trong quá trình phối hợp sáng tạo. Truyện tranh có bốn chức năng chính với người đọc:

Nâng cao nhận thức tính cảm quan: có nghĩa nó là một phương tiện để giúp phát triển các nét cá thể độc đáo của mỗi người.

Khơi gợi tiềm thức: truyện tranh không chỉ dành cho trẻ em mà người lớn cũng có thể đọc và họ sẽ được quay lại tuổi thơ với những kỉ niệm mà dường như đã bị cuộc sống cơm áo vùi sâu…

Thông tin – giao tiếp, giáo dục: ngày nay, trong ngành giáo dục, các cuốn SGK sử dụng nhiều tranh ảnh hơn và đặc biệt, trong lĩnh vực lịch sử, các bộ truyện tranh về danh nhân, đất nước đã được xuất bản: Danh nhân thế giới; Lịch sử Việt Nam… của NXB Kim Đồng.

+ Truyện tranh còn là một phương tiện giao lưu và truyền bá văn hóa của dân tộc. Nhật Bản là quốc gia tiêu biểu nhất cho chức năng này của truyện tranh.

+ Với những lợi ích trên, truyện tranh có phải là con sâu đục khoét tâm hồn?

+ Nhật Bản là đất nước có cuộc sống thường nhật gắn liền với truyện tranh. Hay truyện tranh là một phần của đất nước này, từ trẻ em đến người lớn đều có thể đi mua truyện tranh và đọc nó tại xe buýt, cơ quan, trường học…Và Nhật Bản là một cường quốc kinh tế thứ ba trên thế giới, là đất nước mà các nước ngưỡng mộ nền giáo dục và cũng là một đất nước truyện tranh

=> Nhận định trên hoàn toàn sai khi ta nhìn vào Nhật Bản.

+ Nhưng nó đúng với những đối tượng sử dụng sai trái và lạm dụng truyện tranh, những ấn phẩm truyện tranh có nội dung lành mạnh.

* Kết bài:

c.2.1.3. Đề 3: Tục ngữ có câu: Im lặng là vàng.

Suy nghĩ của anh/chị về bài học mà dân gian đúc kết.

* Mở bài.

- Tục ngữ là một kho tàng văn hóa quý báu, kết tinh trí tuệ của dân gian. Ở đó có biết bao lời khuyên, biết bao bài học… đúc rút những kinh nghiệm về nhiều mặt của cuộc sống: lao động, sản xuất, đấu tranh, quan hệ gia đình, họ hàng, làng nước, phương châm xử thế. Có những chân lí trở thành vĩnh hằng; cũng có thể có những bài học không còn nguyên giá trị khi cuộc sống không ngừng thay đổi.

- Từ hướng suy nghĩ trên dẫn dắt với trích dẫn câu tục ngữ.

* Thân bài.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w