Trả bài bài viết số 2 + Các bảng số liệu, biểu đồ so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 46 - 51)

+ Các bảng số liệu, biểu đồ so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp:

So sánh hứng thú, sự tích cực của HS trước và sau khi áp dụng giải pháp (kết quả đo lường bằng việc phỏng vấn HS của 5 lớp: Văn K23, Pháp K23, Anh K26, Văn K28, Anh K29 và HS đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực, quốc gia các năm từ 2014- 2021 với tổng số 250 HS):

Thái độ, hứng thú và sự tích cực với nội dung bài học

Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp Rất hứng thú 12% 20% Có hứng thú một chút 35% 60% Không hứng thú 38% 20% Rất không hứng thú 15% 0%

Có thể thấy, các giải pháp đưa ra đã có hiệu quả rất tốt trong việc làm thay đổi hứng thú, sự tích cực, chủ động của HS trong giờ học: Thao tác lập luận bác bỏ; Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ; các giờ trả bài kiểm tra, các giờ dạy chuyên đề Làm văn.

7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến

a. Đối tượng áp dụng của sáng kiến: Giáo viên và học sinh bậc trung học phổ

thông.

b. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: trong dạy học và kiểm tra các kiểu bài văn

nghị luận.

7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến (Đánh giá lợi ích thu

được hoặc dự kiến lợi ích có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn kể cả áp dụng thử tại cơ sở):

7.3.1. Hiệu quả kinh tế

Khi thực hiện áp dụng sáng kiến trên đây vào thực tiễn dạy học Ngữ văn THPT, có thể nhìn thấy ngay một số lợi ích về mặt kinh tế mà nó mang lại. Đó chính là những giải pháp kỹ năng dùng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận. Ngoài hiệu quả tác động tích cực đến hứng thú học tập môn Ngữ văn của HS đặc biệt là Làm văn, làm thay đổi thái độ học tập với kiểu bài sử dụng thao tác lập luận của HS, khi các em nắm chắc kiến thức về kiểu bài, nắm chắc những yêu cầu cụ thể về kiến thức và nội dung đối với kiểu bài, các em được sửa những lỗi sai của mình… Từ đó giúp học sinh tự tin, vững vàng trước bất kì một vấn đề văn nghị luận nào mà các em gặp phải trong học tập cũng như trong các kì thi, trong cuộc sống. Hơn nữa còn tác động trực tiếp đến nhận thức, ý thức và năng lực của GV, góp phần quan trọng vào việc đổi mới giáo dục hiện nay. Thực hiện sáng kiến này chính là một điều kiện, một cơ hội để GV tự tìm hiểu tài liệu, cập nhật thông tin tri thức mới, củng cố kiến thức chuyên môn từ đó nâng cao năng lực, phẩm chất cá nhân. Với những yêu cầu cao trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, người GV phải tự ý thức không ngừng học hỏi, nghiên cứu, trau dồi nâng cao trình độ và bản lĩnh. Sự cập nhật tri thức phải luôn đi đôi với nâng cao trình độ sư phạm. Khi đã quán triệt tinh thần coi HS là trung tâm hoạt động học tập, khi đã trao quyền chủ động cho HS, tất yếu GV sẽ phải đối diện với sự đa dạng, phức tạp trong tư duy, trong cách phát ngôn, trong bày tỏ quan điểm ý kiến của các em. Do vậy, GV buộc phải tự nâng cao trình độ năng lực của mình. Việc GV không ngừng tự trau

dồi nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ ở một khía cạnh nào đó cũng có thể xem là tiết kiệm kinh phí cho công tác tập huấn, đào tạo lại. Với học sinh, tiết kiệm thời gian tìm hiểu bài, có một phương pháp khoa học, hiệu quả đối với từng dạng bài, từng môn học…Đó chính là mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ cho xã hội.

7.3.2. Hiệu quả xã hội

Những giải pháp mà chúng tôi đã thực hiện trên đây trong bảy năm học liên tiếp tại trường THPT Chuyên Bắc Giang rất có hiệu quả trong việc kích thích hứng thú học tập của HS, giúp HS không còn tâm lí “lúng túng, sợ sệt” khi bắt gặp dạng đề sử dụng thao tác lập luận bác bỏ. Học sinh tự tin và có phương pháp khoa học khi tham gia tranh luận trong các hoạt động nhóm của tất cả các môn học hoặc tranh luận về các vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có kiến thức và kỹ năng trong việc sử dụng thao tác lập luận bác bỏ nên các em đã biết biến những cuộc tranh luận thành những cuộc trao đổi thú vị và có tinh thần xây dựng, bày tỏ được quan điểm cá nhân…đạt hiệu quả cao. Kết quả thử nghiệm cho thấy, hứng thú học tập của HS đã có sự chuyển biến tích cực, có sự thay đổi đáng kể sau khi được giáo viên đưa ra kĩ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận và cách vận dụng trong giao tiếp, đời sống thực tế. Chính vì vậy mà công tác giảng dạy và giáo dục học sinh luôn đạt chất lượng tốt, các lớp chuyên, nâng cao, cơ bản do tôi phụ trách hàng năm đạt 100% xếp loại học lực khá, giỏi trong đó loại giỏi chiếm từ 50% trở lên; học sinh đỗ tốt nghiệp 100% trong đó loại giỏi chiếm trên 50%; tỷ lệ học sinh đỗ đại học nguyện vọng một đều trên 90%, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm học 2016 - 2017: có 01 học sinh là thủ khoa tốt nghiệp toàn tỉnh: em Nguyễn Thanh Vân (12 Pháp); năm học 2018 – 2019, 01 học sinh là thủ khoa khối D1 toàn tỉnh: em Nguyễn Thị Trang (12 Anh)

Trong năm năm tham gia và dạy chính thức đội tuyển Quốc gia môn Ngữ Văn của tỉnh thì số lượng và chất lượng giải HSG quốc gia ngày càng được tăng cao: So với giai đoạn trước thì số giải tăng lên đáng kể, trong đó số giải nhất, giải Nhì, giải Ba tăng lên, HSG tỉnh duy trì đều đặn. Kết quả cụ thể như sau:

+ Kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ Văn: 49 giải (01 Nhất, 07 Nhì, 29 Ba, 012 Khuyến Khích).

Đồng bằng Bắc Bộ: 20 huy chương (04 Vàng, 06 Bạc, 10 Đồng)

+ Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh: 43 giải (05 Nhất, 10 Nhì, 13 Ba, 15 Khuyến

Khích).

Công tác bồi dưỡng HSG luôn đứng đầu khối các trường THPT trong toàn tỉnh và là một trong những trường THPT Chuyên trên cả nước có kết quả giải HSG Quốc gia ổn định hàng năm.

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):

* Về lí luận

+ Hệ thống hóa những tiền đề về thao tác lập luận bác bỏ.

+ Góp thêm cơ sở khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy và học Làm văn.

* Về thực tiễn: Đề xuất các cách thức rèn luyện kỹ năng lập luận bác bỏ trong văn

nghị luận cho học sinh THPT thông qua một hệ thống bài tập nhằm giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy và học văn nghị luận.

* Với giáo viên:

+ Nắm được hệ thống kiến thức, kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để tiến hành giảng dạy và bồi dưỡng học sinh theo quy định của chương trình ở bậc THPT.

+ Sáng kiến giúp giáo viên Ngữ văn được tiếp cận với nhiều bài viết, nhiều quan điểm, ý kiến của học sinh cùng nhiều gợi ý đối với từng dạng bài văn nghị luận.. từ đó tích cực ứng dụng vào công tác giảng dạy, nâng cao hiệu quả dạy học. Phát huy được các năng lực của từng học sinh.

+ Giáo viên kịp thời phát hiện những lỗi sai của HS để từ đó có biện pháp điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp. GV có khả năng và điều kiện phát triển các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.

* Với học sinh:

+ Học sinh nắm chắc và rèn luyện các kỹ năng, cách tổ chức thực hiện và giải quyết những vấn đề trong thực tế bài học, thực tế từng dạng đề, thực tế cuộc sống một cách linh hoạt và khoa học.

công việc được giao với hiệu quả cao ngay sau khi học xong.

+ Nội dung của sáng kiến không chỉ rèn cho các em nắm chắc kiến thức, kỹ năng

nhận diện đề, kỹ năng làm bài tốt mà còn rèn cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức khi tranh biện các hiện tượng thực tiễn gắn với đời sống, qua đó đã hình thành và phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt với các em học sinh. Học sinh có khả năng suy luận diễn dịch từ các luận điểm lý thuyết; suy luận quy nạp từ các kết quả quan sát; phân tích và tổng hợp; phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tế.

+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập luận bác bỏ thông qua việc tạo lập đoạn văn bản ở cả hai dạng nói và viết.

+ Dạy học theo sáng kiến khuyến khích được tinh thần tự học của học sinh, học sinh có hứng thú trong học tập, tự giác và hoàn thiện tốt nhiệm vụ được giao.

Chọn sáng kiến Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn

nghị luận cho học sinh THPT, chúng tôi mong muốn giúp học sinh bước đầu hình thành

kỹ năng và biết cách vận dụng vào trong những bài viết của mình, đem đến cho bài viết những màu sắc mới, trên cơ sở đó phát triển hơn năng lực nhận biết, năng lực tư duy, năng lực tạo lập văn bản, năng lực giao tiếp. Đó là những hành trang cần thiết giúp các

em vững bước trên con đường đời.

* Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.

Xác nhận của cơ quan, đơn vị

(Chữ ký dấu)

Tác giả sáng kiến

(Chữ ký và họ tên)

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 46 - 51)