Bàn luận: Có thể triển khai vấn đề bằng việc đặt ra và trả lời câu hỏi: Nhận thức

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 37 - 38)

đó có đúng không?

+ Trước hết cần khẳng định: Vào đại học là một con đường lập thân tốt của thanh niên bởi đại học là môi trường học tập, đào tạo, rèn luyện lý tưởng cho thanh niên.

Đại học là bậc học sau phổ thông, nơi đào tạo chuyên sâu cho người học theo những chuyên ngành, giúp con người nâng cao trình độ văn hóa, trình độ nghiệp vụ, giúp người học có kỹ năng về một công việc nào đó, để sau khi hoàn thành cấp học, có thể đảm đương một công việc giúp ổn định cuộc sống và có một địa vị nhất định trong xã hội.

Đại học là một môi trường văn hóa lành mạnh, một môi trường dân trí cao. Học tập ở đó, người học ít phải tiếp xúc với mặt trái, với những tiêu cực của đời sống, một môi trường như vậy sẽ rất thuận lợi cho việc rèn luyện tư cách phẩm chất đạo đức của con người.

Đại học mở ra nhiều cơ hội phát triển cho người học cụ thể là sau một khóa học 4 đến 7 năm (tùy theo ngành nghề đào tạo), những người có năng lực, có trình độ có thể

tiếp tục học lên nữa để trở thành những tiến sĩ, giáo sư, những nhà khoa học, những nhà lãnh đạo tài ba…

(HS có thể nêu một vài dẫn chứng về những người thành đạt nhờ con đường học đại học. Ví dụ: Mác - Ăng ghen, những nhà chính trị nổi tiếng thế giới hiện nay).

Tóm lại: Đại học là một con đường rộng mở cho những ai có khả năng đi bằng con đường này.

+ Nhưng đại học không phải là con đường lập thân duy nhất (tốt nhất nhưng không phải là duy nhất).

Có thể đưa những lý lẽ và dẫn chứng:

Hàng năm, số sĩ tử “lều chõng” lên đường đi thi, ngấp nghé ở các cổng trường đại học có thể lên tới hàng triệu thí sinh nhưng số đỗ vào trường chỉ chiếm 20 → 30%. Nếu cho rằng: Đại học là con đường lập thân duy nhất thì những sỹ tử không vượt qua kỳ thi đại học chẳng lẽ sẽ không có tương lai gì ? Cánh cửa cuộc đời với họ thế là đã khép lại ?

Nhìn ra xã hội (trong và ngoài nước) thấy một thực tế: Có những người không học đại học vẫn có thể lập nghiệp và thành công rực rỡ (chẳng hạn tỷ phú người Mỹ Bin ghết; các nhà văn hào lỗi lạc thế giới: Secxpia, Goórki…; những nhà doanh nhân của Việt Nam…).

Ngược lại, nhiều học sinh tốt nghiệp đại học, kể cả đại học chính quy nhưng không tìm được công ăn việc làm. Tình trạng “Thừa thày, thiếu thợ” do tâm lí tuyệt đối hóa con đường lập thân bằng con đường đại học, việc coi trọng bằng cấp một cách thái quá trong tuyển dụng lao động đã khiến nhiều sinh viên phải chạy ngược, chạy xuôi trên con đường đời vốn đã nhiều gian nan…

Đại học là con đường lập thân tốt nhất nhưng không phải học sinh nào cũng có khả năng thi đỗ đại học. Với những học sinh không đủ năng lực do áp lực từ nhiều phía gia đình (nhận thức phiến diện); nhà trường (bệnh thành tích) mà phải dấn thân vào con đường này thì thực sự là một gánh nặng. Nhiều học sinh do bị quá tải về tâm lý đã dẫn đến những hậu quả nặng nề (trầm cảm, tự vẫn…).

+ Vậy, phải giải bài toán này thế nào?

Về phía người học và gia đình: Cần nhận thức rõ khả năng, tiềm năng của mình, từ đó chọn cho mình một con đường, một hướng đi phù hợp.

Về phía xã hội và ngành giáo dục: Cần hoạch định được những chiến lược giáo dục phù hợp với tình hình đất nước và xu thế phát triển của thế giới (mở ra những trường nghề, những trung tâm đào tạo nghề. Xiết chặt chất lượng tuyển chọn đại học để cân bằng giữa cung và cầu).

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận cho học sinh THPT (Trang 37 - 38)