Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 32 - 38)

2.2.2.1 So sánh

So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Đế áp dụng công cụ so sánh vào phân tích báo cáo tài chính, trước tiên cần xác định số liệu gốc để so sánh, kỳ phân tích được chọn

là kỳ thực hiện hay kỳ kinh doanh trước. Các kỹ thuật so sánh được áp dụng như: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối.

- Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối:

Nguyễn Văn Công (2017, tr.34) nêu rõ “Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối được sử dụng để xác định mức độ biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu, bằng cách tiến hành so sánh trị số tuyệt đối của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích (kỳ báo cáo) với kỳ gốc. Qua đó, sẽ biết được mức độ tăng hay giảm của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc biểu hiện bằng thước đo thích hợp. Cụ thể: Δy = y1 – y0.”

- Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối:

Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối là kết quả so sánh trị số chỉ tiêu ở kỳ phân tích so với kỳ gốc để xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch hay tốc độ tăng trưởng chỉ tiêu nghiên cứu so với kỳ gốc. Cụ thể:

- Hình thức so sánh được thể hiện qua ba hình thức: so sánh chiểu ngang, so sánh theo chiều dọc, so sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu.

So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của báo cáo tài chính. Qua đó, phân tích sự biến động của các khoản mục, mức biến động tăng hay giảm và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

So sánh dọc là sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính. Qua đó, phân tích sự biến động về cơ cấu hay quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính.

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu là việc xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu riêng hay tổng cộng với chỉ tiêu phản ánh quy mô chung để phản ánh xu hướng phát triển của doanh nghiệp.

2.2.2.2 Loại trừ

Công cụ loại trừ được sử dụng để xác định xu hướng tác động, mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

động tài chính, phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách:

- Phương pháp số chênh lệch là dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Các nhân tố này có quan hệ dưới dạng tích số và được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng trước, nhân tố chất lượng sau. Nếu gọi X là chỉ tiêu cần phân tích, X phụ thuộc vào ba nhân tố ảnh hưởng và sắp xếp theo thứ tự A, B, C. và 1 là kỳ thực hiện, 0 là kỳ gốc. Chỉ tiêu X được xác định như sau: X = A x B x C. ΔX là số chênh lệch tuyệt đối giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc: ΔX = X1 – X0. Bằng phương pháp số chênh lệch, có thể xác định ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu X như sau:

Ảnh hưởng của nhân tố A: ΔXA = (A1 – A0) x B0 x C0 Ảnh hưởng của nhân tố B: ΔXB = A1 x (B1 - B0) x C0 Ảnh hưởng của nhân tố C: ΔXC = A1 x B1 x (C1 – C0)

- Phương pháp thay thế liên hoàn là thay thế sự ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố được thay thế sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích. Bằng những giả định và ký hiệu như trên, có thể khái quát phương pháp thay thế liên hoàn như sau:

Ảnh hưởng của nhân tố A: ΔXA = A1 x B0 x C0 – A0 x B0 x C0 Ảnh hưởng của nhân tố B: ΔXB = A1 x B1 x C0 – A1 x B0 x C0 Ảnh hưởng của nhân tố C: ΔXC = A1 x B1 x C1 – A1 x B1 x C0 2.2.2.3 Liên hệ cân đối

Cơ sở của công cụ liên hệ cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, được vận dụng để xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Trong mối quan hệ cân đối, các nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ảnh đối tượng phân tích. Mỗi sự biến động của nhân tố độc lập sẽ làm cho chỉ tiêu phản ảnh đối tượng phân tích thay đổi tương ứng. Giả định X chịu ảnh hưởng của ba nhân tố A, B, C và mối quan hệ được thể hiện như sau: X = A + B – C.

Ảnh hưởng của nhân tố B: ΔXB = B1 – B0 Ảnh hưởng của nhân tố C: ΔXC = - (C1 – C0)

2.2.2.4 Mô hình Dupont

Nguyễn Văn Công (2017, tr. 45) nêu rõ “Kỹ thuật Dupont (hay mô hình hoặc phương pháp Dupont) là một kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp dựa trên mối liên hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính. Theo kỹ thuật này, trên cơ sở chỉ tiêu gốc ban đầu và các mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó nhà phân tích sẽ biến đổi thành một hàm số của hàng loạt biến số. Sau đó, tiến hành xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu gốc trong kỳ cũng như sự thay đổi của cả chỉ tiêu gốc và các nhân tố giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.”

Có thể nói mô hình Dupont là một công cụ quản lý hiệu quả khi phân tích khả năng sinh lời của công ty. Trong phân tích tài chính, mô hình Dupont thường được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính nhằm phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định.

Mô hình Dupont được áp dụng phổ biến để phân tích tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE). Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont như sau:

ROE (2.1) bẩy tài chính

Mối quan hệ này cho thấy ROE chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố: ROS, vòng quay tài sản, đòn bẩy tài chính. Vậy để tăng ROE, công ty phải vận dụng các biện pháp để tăng một trong những nhân tố trên.

– Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

– Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.

– Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.

Phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w