Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 38 - 40)

Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó, giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiện ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Những thông tin dựa trên phân tích cấu trúc tài chính giúp nhà quản lý biết được việc huy động các nguồn vốn, tình hình sử dụng vốn cũng như chính sách sử dụng các nguồn này có phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty hay không, qua đó đưa ra những quyết định điều chỉnh chính sách phù hợp đảm bảo công ty có một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh những rủi ro trong tương lai.

2.3.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định như sau:

Qua việc phân tích cơ cấu tài sản, nhà quản lý sẽ biết được tình hình đầu tư, sử dụng số vốn đã huy động, việc sử dụng vốn có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của công ty hay

không. Ngoài ra, qua việc xem xét cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản qua các kỳ kinh doanh, nhà quản lý sẽ có nhìn nhận về việc quyết định đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp, vào thời điểm nào nên đầu tư, các chính sách về thanh toán vừa để khuyến khích được khách hàng vừa thu hồi vốn kịp thời.

2.3.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm mục đích xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vốn tại kỳ phân tích và xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn. Việc phân tích cơ cầu nguồn vốn được thực hiện bằng cách tính ra tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn, sau đó so sánh cơ cấu nguồn vốn của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Công thức như sau:

Dựa trên tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trên tổng nguồn vốn kỳ phân tích và chính sách huy động vốn, đầu tư trong từng thời kỳ của công ty để đưa ra đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của công ty. (Nguyễn Văn Công, 2017)

2.3.1.3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Để biết được chính sách huy động và sử dụng vốn của công ty có hợp lý, hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy động, tiết kiệm số vốn đã huy động hay số vốn huy động được đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, bộ phận tài sản nào, nên ngoài việc phân tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn cần phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Hệ số nợ phải trả so với tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Cho biết: trong 1 đồng tài sản hiện có của doanh nghiệp được tài trợ bởi bao nhiêu nợ phải trả.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu thể hiện với tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp có bảo đảm chi trả được các khoản nợ phải trả hay không.

Hệ số tài trợ tài sản dài hạn là chỉ tiêu phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w