Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu hoạt động có hiệu quả, tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ khả quan, còn doanh nghiệp không hoạt động hiệu quả tình hình thanh toán sẽ dây dưa, kéo dài. Vì vậy để phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán là cần thiết. Phân tích tình hình thanh toán là việc sử dụng các công cụ, kỹ thuật phân tích nhằm làm rõ tình trạng thanh toán, tình hình biến động về quy mô và tốc độ của từng khoản thanh toán, chỉ rõ mức độ bị chiếm dụng hoặc chiếm dụng vốn trong hoạt động. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được chất lượng hoạt động kinh doanh, và tìm ra các giải pháp cần thiết đặt ra để nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.3.3.1 Đánh giá khái quát tình hình thanh toán
Đánh giá khái quát tình hình thanh toán cung cấp cho công ty biết được về mặt tổng thể trong hoạt động thanh toán, công ty bị chiếm dụng hay đi chiếm dụng vốn, ngoài ra còn cho biết mức động biến động và xu hướng biến động các khoản nợ phải thu, nợ phải trả.
Tỷ lệ giữa nợ phải thu so với nợ phải trả để phản ánh cứ 100 đồng nợ doanh nghiệp đi chiếm dụng tương ứng với bao nhiêu đồng bị chiếm dụng.
Tỷ trọng nợ phải thu trong tổng tài sản thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Trong 100 đồng tài sản có bao nhiêu đồng nợ phải thu.
Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp và cho biết trong 100 đồng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng nợ phải trả.
(Nguyễn Văn Công, 2017) 2.3.3.2 Phân tích tốc độ thanh toán
a) Tình hình nợ phải thu
Số lần thu hồi tiền hàng: Chỉ tiêu này cho biết số liền thu hồi tiền hàng bán ra bình quân trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ phải thu chủ yếu do từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ (có thể hiểu là doanh thu hoặc doanh thu thuần) nên số lần thu hồi tiền hàng được xác định đối với tiền hàng bán chịu hoặc doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn, tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh chóng, kịp thời. Ngược lại, chỉ tiêu này càng nhỏ, nợ phải thu khách hàng lớn hơn nhiều so với doanh thu bán hàng, tốc độ thu hồi tiền hàng chậm trế cho thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều.
Thời gian thu hồi tiền hàng: Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để thu hồi tiền hàng bán ra trong kỳ kinh doanh. Thời gian thu hồi tiền hàng càng ngắn, tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh. Ngược lại, thời gian thu hồi tiền hàng càng dài, tốc độ thu hồi tiền hàng chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều.
(Nguyễn Văn Công, 2017) b) Tình hình nợ phải trả
Số lần thanh toán tiền hàng: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc thanh toán các khoản nợ, cho biết số lần thanh toán tiền hàng mua vào bình quân trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá
cao khi doanh nghiệp huy động mọi nguốn vốn để trả nợ sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Thời gian thanh toán tiền hàng: Chỉ tiêu này phản ánh thời gian bình quân doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho người bán trong kỳ kinh doanh. Thời gian thanh toán tiền hàng càng dài thì số vốn doanh nghiệp chiếm dụng càng lớn. Ngược lại, thời gian thanh toán tiền hàng càng ngắn, tốc độ thanh toán nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn.
(Nguyễn Văn Công, 2017) 2.3.3.3 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trong vòng một năm. Chỉ tiêu này thể hiện qua các mặt như: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này thể hiện nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bởi toàn bộ giá trị của TSNH sau khi đã trừ giá trị thuần HTK. Chỉ tiêu này nếu quá cao và kéo dài qua nhiều kỳ có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. Ngược lại, chỉ tiêu này quá thấp và kéo dài nhiều kỳ thể hiện doanh nghiệp có nguy cơ gặp rủi ro về tài chính.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán của tiền và các khoản tương đương tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ
tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời tốt. Ngược lại, chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, có thể dẫn đến tình trạng phá sản.
(Nguyễn Văn Công, 2017)