Phân tích dòng tiền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 49)

Thực tế, một số doanh nghiệp kinh doanh có lãi nhưng lãi lại nằm ở hàng tồn kho, hoặc nợ phải thu khách hàng do bán chịu, hoặc các khoản phải thu khác bị tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng. Điều này khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu tiền, phải đi vay bên ngoài và chịu lãi suất. Phân tích dòng tiền chỉ rõ cho doanh nghiệp biết được tiền của doanh nghiệp từ đâu mang lại và được sử dụng cho mục đích gì. Ngoài ra, phân tích dòng tiền còn cung cấp cho doanh nghiệp biết khả năng sinh tiền của doanh nghiệp, đánh giá được khả năng trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, chi trả cổ tức, nâng cao năng lực kinh doanh, biết được tình trạng dòng tiền thuần của doanh nghiệp và nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó.

Cơ cấu dòng tiền thuần phản ánh tỷ trọng từng bộ phận dòng tiền lưu chuyển thuần từ các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ trong tổng số dòng tiền thuần lưu chuyển. Hoạt động nào tạo ra dòng tiền lưu chuyển thuần càng lớn, tỷ trọng càng cao và ngược lại.

Tỷ suất dòng tiền lưu chuyển thuần của từng hoạt động chiếm trong tổng dòng tiền lưu chuyển thuần (%)

2.3.5.2 Phân tích dòng tiền vào

Dòng tiền vào cho biết khả năng tạo tiền của doanh nghiệp, hoạt động nào có dòng tiền vào càng cao cho thấy khả năng tạo tiền của hoạt động đó càng cao và ngược lại. Vì thế việc phân tích dòng tiền vào sẽ cho doanh nghiệp biết được lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp được tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, có ổn định và bền vững không, qua đó đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ trọng của từng dòng tiền vào từ các hoạt động chiếm trong tổng số dòng tiền vào

trong kỳ (%)

2.3.5.3 Phân tích dòng tiền ra

Dòng tiền ra cho biết tình hình sử dụng tiền của doanh nghiệp, dòng tiền ra cho hoạt động nào càng lớn, thì mức độ sử dụng tiền của hoạt động đó càng cao. Vì thế phân tích dòng tiền ra giúp cho doanh nghiệp biết lượng tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động nào, quy mô và xu hướng sử dụng dòng tiền, qua đó đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng dòng tiền.

Tỷ trọng của từng dòng tiền ra từ các hoạt động chiếm trong tổng

số dòng tiền ra trong kỳ (%)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương hai đề cập tới cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Luận văn đã đi sâu vào nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp nói chung bao gồm: Phân tích cấu trúc tài chính, phân tích

cân bằng tài chính, phân tích tình hình và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh,….Luận văn cũng đề cập đến các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính được sử dụng rộng rãi và trong phần thực trạng, tác giả vận dụng các kỹ thuật này để đi phân tích. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan để thấy được những tác động của các nhân tố đến hoạt động của doanh nghiệp.

Với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, thông tin kế toán trở nên cực kỳ cần thiết trong việc đưa ra quyết định cho các nhà quản trị, các nhà đầu tư. Nên việc đưa ra những thông tin chính xác, phản ánh được tình hình tài chính của công ty là một vấn đề quyết định thành bại cho doanh nghiệp. Với tầm quan trọng của quản lý tài chính đó, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có những cách thức, biện pháp quản lý tài chính hiệu quả. Qua việc phân tích báo cáo tài chính của công ty tác giả nhận thấy công tác quản lý tài chính vẫn còn nhiều tồn tại, cần phải có những giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG 3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên chính thức: Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung

Địa chỉ trụ sở chính: Lô A5 Phạm Văn Đồng, Phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

Số điện thoại: 0236.2466.466 Số fax: 0236.3938.445

Email: www.lec.com.vn Mã số thuế: 0400592801

Vốn điều lệ: 261.000.000.000 VNĐ (Hai trăm sáu mươi mốt tỷ đồng)

Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung (Land Central) được thành lập ngày 29/11/2007 bởi 4 cổ đông sáng lập là: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hoà, với số vốn thực góp là 209 tỉ đồng.

Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là kinh doanh bất động sản:

- Đầu tư tạo lập nhà, mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê.

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công trình hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê. Thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng để cho thuê lại.

- Đầu tư và kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị. Kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà hàng.

- Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

- Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế xây dựng công trình năng lượng, quản lý dự án, giám sát thi công và xây lắp công trình dân dụng, công nghiệp.

Ngày 02/01/2008, Công ty chính thức đi vào hoạt động tại Tòa nhà EVN- Land Central số 78A Duy Tân - Đà Nẵng. Hoạt động kinh doanh chính giai đoạn

này là khai thác cho thuê, quản lý vận hành 5000m2 Văn phòng cao cấp tại Tòa nhà 78A Duy Tân.

Với đội ngũ nhân viên môi giới, tư vấn bất động sản chuyên nghiệp, tận tâm, thân thiện và tin cậy đối với khách hàng,Ngày 17/06/2008 Công ty chính thức khai trương Sàn giao dịch bất động sản EVN-Land Central, phát triển thêm lĩnh vực môi giới, tư vấn chuyển nhượng Bất động sản tại Khu vực miền Trung.

Ngày 05/06/2017, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã cấp Quyết định Niêm yết số 181/QĐ-SGDHCM cho phép Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung niêm yết cổ phiếu trên HOSE, Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung với mã chứng khoán LEC chính thức giao dịch vào ngày 14/6/2017.

Công ty có 4 công ty con:

ST

T Tên Công Ty Vốn góp (VNĐ) % Vốn điều lệ

1

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHÚC TIẾN

25.500.000.000 85,5%

2 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG P&P 86.976.000.000 96%

3 CÔNG TY CỔ PHẦN VUI CHƠI

THẾ HỆ MỚI 127.710.000.000 99%

4

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ÁNH DƯƠNG HÒA BÌNH

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Tổng Giám đốc Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc Giám sát trưởng quản lý dự án Giám đốc hành chính nhân sự Giám đốc kinh tế kế hoạch Giám đốc tài chính kế toán Giám đốc sàn giao dịch BĐS

3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức - nhân sự

 Đại hội đồng cổ đông: bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong công ty, thông qua định hướng phát triển của công ty quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Pháp luật và Điều lệ Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung quy định.

 Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty cổ phần Bất động sản Điện lực Miền Trung do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược của Công ty và xác định các ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của Công ty, định hướng và kiểm soát công tác quản lý, đưa ra quyết định về những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có thẩm quyền đưa ra các quyết định trong những lĩnh vực được quy định cụ thể ở 4 nhóm chính như sau:

- Giám sát chiến lược và kiểm soát hoạt động quản lý, tuyển chọn và giám sát Tổng giám đốc và cán bộ quản lý cấp cao.

- Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông. - Vốn điều lệ về tài sản của Công ty.

- Công bố thông tin và tính minh bạch của thông tin.

 Ban kiểm soát: là tổ chức phụ thuộc công ty được lập ra bởi Hội đồng quản trị, có các nhiệm vụ sau đây:

- Kiểm tra tình hình tài chính của Công ty, đặc biệt về khả năng thanh toán, tính thanh khoản của tài sản, khả năng thanh toán các khoản nợ.

- Đưa ra đề xuất hoặc soạn thảo bản đề xuất trình lên Hội đồng quản trị liên quan đến việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các thành viên kiểm toán nội bộ.

- Giám sát việc thay đổi tổ chức kiểm toán.

- Xem xét sự không nhất quán giữa các thảo luện và phân tích của Ban Giám Đốc điều hành, thông điệp của Chủ tịch và các báo cáo tài chính đi kèm trong báo cáo thường niên của Công ty.

- Xây dựng, chỉ đạo và điều hành bộ phận Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, xem xét, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống nhận dạng và quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn, hệ thống thông tin quản lý và báo cáo tài chính, các quy trình nghiệp vụ và các quy định nội bộ.

- Định kỳ thông tin đến Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

 Tổng Giám đốc: là người đại diện theo Pháp luật của Công ty, điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc có tất cả các thẩm quyền trừ các thẩm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đông và thuộc Hội đồng quản trị, cụ thể:

- Quyền hạn của từng thành viên Bộ máy quản lý sẽ do Tổng Giám đốc quyết định thông qua văn bản quy định nội bộ.

 Hai phó Tổng giám đốc: có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

 Giám sát trưởng quản lý dự án:

- Lập kế hoạch, tiến độ giám sát thi công và nghiệm thu đến từng dự án, báo cáo nhà thầu tư vấn giám sát xem xét xác nhận để trình chủ đầu tư chấp thuận thực hiện.

- Xác định cơ cấu nhân lực thực hiện giám sát thi công xây dựng dự án và chức năng các thành viên; thành lập văn phòng chính và các văn phòng hiện trường; phân công công việc cho các văn phòng và các thành viên của các văn phòng đó.

- Báo cáo trực tiếp tới chủ đầu tư và thông báo cho các đơn vị liên quan về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của từng thành viên các văn phòng, đề cương, trình tự thực hiện, kế hoạch, tiến độ giám sát thi công và nghiệm thu từng dự án.

- Chịu trách nhiệm chính báo cáo cho công ty về các nội dung sau: Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng dự án theo quy định.

Kiểm tra năng lực các nhà thầu phụ mà tổng thầu hoặc nhà thầu chính chọn. Kiểm tra thiết kế tổ chức thi công, phương án kỹ thuật thi công và kế hoạch tiến độ thi công.

Thẩm tra danh mục vật liệu, thiết bị cùng quy cách và chất lượng mà nhà thầu thi công xây dựng đưa ra trong hợp đồng thi công xây dựng.

Kiểm tra chất lượng của vật liệu, cấu kiện và thiết bị, kiểm tra biện pháp an toàn phòng cháy.

- Tổ chức kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng thi công; nghiệm thu công việc, giai đoạn xây dựng, bộ phận dự án, hạng mục dự án và dự án; ký chứng từ thanh toán.

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của các nhóm, các thành viên tư vấn giám sát theo nội dung hợp đồng tư vấn giám sát đã ký với chủ đầu tư.

- Đề xuất chủ trương hoặc báo cáo nhà thầu tư vấn để đề xuất đối với các vấn đề kỹ thuật phức tạp, quan trọng.

- Xem xét và phê chuẩn báo cáo của kỹ sư thường trú.

- Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án.

- Tổng hợp và lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc đột xuất theo quy định hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư.

chất lượng; đề xuất ý kiến có tính quyết định về phía người giám sát.

 Giám đốc hành chính nhân sự:

- Chịu trách nhiệm về công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu của Công ty.

- Tổ chức và công tác cán bộ.

- Công tác lễ tân, công tác hành chính phục vụ.

- Tham mưu cho Ban giám đốc các vấn đề về tổ chức bộ máy và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.

- Phụ trách công tác tuyển dụng nhân sự. - Quản lý nhân sự, phát triển nguồn nhân lực. - Công tác đào tạo.

- Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật.

- Phối hợp phòng Tài vụ quản lý lao động, tiền lương cán bộ – công nhân viên. - Công tác bảo vệ và an ninh.

- Công tác An toàn lao động - Vệ sinh lao động.

- Theo dõi lịch công tác, lịch giao ban, hội họp và các kỳ sinh hoạt định kỳ hoặc bất thường khác của Công ty để có kế hoạch chuẩn bị phù hợp.

- Kiểm tra tài chính các đơn vị thành viên, kiểm tra kế toán nội bộ.

 Giám đốc Kinh tế - Kế hoạch:

- Khảo sát, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của Công ty để xây dựng các chiến lược kinh doanh hàng năm hiệu quả nhất.

- Quản lý các công trình do Công ty nhận thầu từ khâu lập hồ sơ đấu thầu, ký kết hợp đồng, tổ chức thi công đến nghiệm thu, hoàn công, thanh lý hợp đồng.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi công các công trình nhận thầu. Tham gia xử lý các vấn đề về kỹ thuật, khối lượng phát sinh trong thi công và kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong việc phối hợp với các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc tổ chức sản xuất và phục vụ kinh doanh.

- Công tác quan hệ ngoại giao với các bộ ban ngành và địa phương có liên quan. - Hỗ trợ khách hàng các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, tư vấn thiết kế mẫu nhà ở, xây dựng sửa chữa và hỗ trợ thủ tục xin cấp phép xây dựng sửa chữa, quy chế sử dụng và quản lý nhà chung cư, các chế độ chăm sóc hậu mãi cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN ĐIỆN LỰC MIỀN TRUNG (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w